Lào Cai: Hiệu quả phát triển kinh tế từ các công trình thủy lợi

04/05/2018 12:08

(TN&MT) - Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã chủ động lồng ghép nhiều nguồn lực khác nhau để đầu tư xây dựng hoàn thiện các công trình thủy lợi và hệ thống...

(TN&MT) - Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã chủ động lồng ghép nhiều nguồn lực khác nhau để đầu tư xây dựng hoàn thiện các công trình thủy lợi và hệ thống kênh mương nội đồng. Nhờ chủ động được nguồn nước tưới, bà con nông dân trong tỉnh đã tổ chức khai hoang thêm được hàng nghìn ha đất sản xuất lúa, đồng thời, tiến hành thâm canh tăng vụ, đưa năng xuất nhiều loại cây trồng tăng cao.
Hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai đã được bê tông hóa để hoạt động hiệu quả hơn.
Hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai đã được bê tông hóa để hoạt động hiệu quả hơn.
Năm 2000, khi mới tái lập, toàn bộ hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng trên địa bàn một số huyện như: Si Ma Cai, Bắc Hà... là kênh đất, có năng lực tưới tiêu rất hạn chế vì nước bị thất thoát dẫn đến các cánh đồng sản xuất bị thiếu nước cây trồng không được đảm bảo và cho năng xuất thấp. Không những thế các đập thủy lợi đầu mối trên địa bàn nhiều huyện cũng chỉ được đắp tạm bợ bằng bờ đất, kè đá nên thường bị mưa lũ cuấn trôi.
 
Để khắc phục những hạn chế trên, những năm qua, các huyện trong tỉnh đã chủ động lồng ghép nhiều nguồn lực đầu tư từ các chương trình dự án như, chương trình 135, 30a, xây dựng nông thôn mới...và sự ủng hộ của nhân dân tích cực xây dựng, kiên cố hóa hệ thống công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Hệ thống thủy lợi giúp người dân huyện Bắc Hà tiếp tục khai hoang thêm diện tích đất sản xuất lúa nước
Hệ thống thủy lợi giúp người dân huyện Bắc Hà tiếp tục khai hoang thêm diện tích đất sản xuất lúa nước
Nhờ đó, tại huyện Si Ma Cai, đến nay, 13/13 xã của huyện đã hoàn thành thủy lợi theo chuẩn. Với tống số 124 công trình đập đầu mối và 238 km kênh mương nội đồng đã được kiên cố hóa, người dân huyện Si Ma Cai đã hoàn toàn chủ động được nguồn nước cho 2.998 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích đất sản xuất lúa nước là 1.700 ha.
 
Ông Viên Đình Hiệp, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Si Ma Cai hồ hởi cho biết: Nhờ hệ thống kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa, đã giúp dẫn nước vượt qua được nhiều đoạn địa hình bị chia cắt và không bị thất thoát nên bà con huyện Si Ma Cai đã khai hoang thêm được 1.000 ha đất ruộng bậc thang để sản xuất lúa nước. Qua đó, giúp năng xuất và sản lượng lương thực có hạt trên địa bàn huyện tăng nhanh. Đồng thời, hạn chế được tình trạng sói mòn, mất đất sản xuất khi mùa mưa đến.
 
Tại huyện vùng cao Bắc Hà, nhờ chủ động được nguồn nước tưới, trong những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã tích cực đưa giống mới và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất các loại rau, màu trên đất ruộng sau vụ thu hoạch lúa. Qua đó, thu được thành quả kinh tế lớn hơn trên cùng một đơn vị đất sản xuất để cải thiện đời sống.
Nhờ phát huy hiệu quả hệ thống thủy lợi các cánh đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai không còn tình trạng thiếu nước như nhiều năm trước.
Nhờ phát huy hiệu quả hệ thống thủy lợi các cánh đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai không còn tình trạng thiếu nước như nhiều năm trước
Đơn cử, ngay tại thị trấn Bắc Hà hiện nay người dân đang trồng nhiều ha rau bắp cải và rau đậu Hà Lan trái vụ trên đất ruộng. Với giá 1 kg rau bắp cải trái vụ bán tại vườn là 10.000 đồng, còn rau đậu Hà Lan là 20.000 đồng/kg như hiện nay thì bình quân 1 ha đất trồng rau trái vụ, bà con có thu nhập từ 80 - 120 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí sản xuất.
 
Tương tự, tại các xã còn lại trên địa bàn huyện  Bắc Hà, nhờ chủ động phát triển và kiến cố hóa hệ thống các công trình, kênh mương thủy lợi, đã mở ra cơ hội cho người dân có thể khai hoang, phục hóa đất nông nghiệp và tiến hành chuyển đổi cây trồng, thâm canh, tăng vụ... để nâng cao năng xuất, góp phần ổn định đời sống. Được biết, thu nhập bình quân người dân trên địa bàn huyện Bắc Hà năm 2017, đã đạt 23 triệu đồng/ người và tỷ lệ hộ nghèo giảm 8,29%.
 
Để tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn các huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, tỉnh cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau như, kiện toàn các tổ thủy nông, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc chung tay bảo vệ các công trình thủy lợi, tổ chức trồng rừng và bảo vệ rừng để tạo nguồn sinh thủy. Đồng thời, tiến hành làm quy hoạch cho các địa điểm xây dựng hồ, quỹ nước dự trữ cho sản xuất, sinh hoạt và điều hòa không khí.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lào Cai: Hiệu quả phát triển kinh tế từ các công trình thủy lợi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO