(TN&MT) - “Ở đây, người dân đầu tắt mặt tối, làm quần quật cả ngày, có ngày ngủ chỉ vài ba tiếng, họ còn phải làm công việc khác của gia đình nữa chứ đâu phải chỉ riêng thu hoạch ngao đâu!”,.
Khi ngao là nguồn sống
Một buổi sáng chiều cuối năm, giữa cái tiết trời lạnh buốt của ngày mùa đông, chúng tôi vừa ngồi trên tàu ra bãi nuôi ngao vừa nghe ngư dân sinh sống gần cửa sông Văn Úc ở Kiến Thụy, Hải Phòng kể về những ngày tháng vất vả của cuộc đời.
Khi chiếc tàu đưa chúng tôi đến giữa khu vực cửa sông Văn Úc với mênh mông nước biển có hai hàng cây đước chắn sóng và xa xa cũng thấp thoáng vài ba chục chiếc tàu thuyền chạy ngược xuôi đi đánh cá, đánh ngao và đánh mực.
Một số ngư dân trải lòng với chúng tôi, nơi đây, người dân mới nuôi ngao được một thời gian từ năm 2008 và đến năm 2011 mới đại trà. Chỉ vài năm, nhưng nơi đây đã được coi là "thủ phủ'' của khách thập phương miền Nam, miền Trung, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản … biết tới và đặt hàng.
Kể với chúng tôi về ngao, một kỹ sư hai lúa độ trung niên tên Tuân, người đã có nhiều năm kinh nghiệm nuôi ngao khẳng định trong tất cả các loài hải sản, ngao là loại sạch nhất, ngon nhất và bổ nhất.
Người đàn ông cũng giải thích tường tận: “Con ngao sạch bởi lẽ chúng sống hoàn toàn bằng tự nhiên, thức ăn của ngao chủ yếu là tảo biển và nước biển. Chúng chỉ cần thay đổi môi trường, nguồn nước bị nhiễm bẩn thì không sống nổi, nó rất khó sống ở môi trường bị ô nhiễm, dù ở mức nhẹ”. Nghe người đàn ông nói rồi chúng tôi ậm ừ “à thì ra là vậy”.
Trên chiếc tàu nhỏ, nhìn mặt nước dập dềnh, tiếng nổ máy của tàu ra khơi cứ ình ịch, chúng tôi phải nói thật to mới nghe rõ được tiếng nhau.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi với chàng kỹ sư thủy sản lại tiếp tục, anh Tuân cho biết, những người đi đánh ngao đi tàu ra khơi phải từ sớm, khoảng 7 giờ đến 8 giờ sáng, vì nếu ra muộn thì nước thủy triều rút, tàu sẽ không đi vào trong bài ngao để khai thác được.
Và sau khoảng 1 giờ lên đênh sóng nước, vào khoảng 9 giờ sáng, chúng tôi đến được bãi nuôi ngao của ngư dân. Chúng tôi được nghỉ chân ở cái chòi khá cao, chừng 4 đến 5 mét so với mực nước biển. Chiếc chòi được đầu tư công phu và cầu kỳ so với nhiều chiếc chòi khác.
Khi ánh mắt chúng tôi đang còn hiếu kỳ thì anh Tuân nói: “Chòi này là do anh tự thiết kế đấy. Có 2 gian là bếp và nhà lớn. Sức chứa ở chòi này cũng đến 15, 20 người chứ không phải là ít, nên phải làm chắc chắn”. Anh cũng vui vẻ cho biết cũng đã có khá nhiều nhà báo đã về đây để nghỉ ngơi khi tác nghiệp.
Trên chiếc chòi, chúng tôi cùng nhau ăn cơm. Bữa cơm với những món bình dân, có thịt kho, thịt luộc và cả cá, mọi người quây quần ăn cùng nhau.
Vừa ăn, anh Tuân vừa chia sẻ, nuôi ngao ở đây hiệu quả kinh tế khá cao. “Mỗi 1 héc ta, anh mua con giống hết 100 triệu. Sau 2 năm nuôi và thu hoạch anh cũng sẽ có khoảng 500 triệu trong túi. Anh ở đây có ít hơn những người khác, chỉ có hơn 25 héc ta mặt nước. Anh vừa nuôi vừa đánh bắt ngao, nên khi rảnh rỗi, anh đi đánh bắt ngao cho các hộ khác ở đây để kiếm thêm thu nhập cho anh em làm cùng”, anh vui vẻ chia sẻ với chúng tôi.
Nỗi vất cả của ngư dân
Cũng tại bãi ngao, một người phụ nữ với nét mặt khắc khổ, da ngăm đen vì nắng gió chia sẻ cho chúng tôi biết, để có được thành quả từ nuôi ngao là không hề đơn giản và vất vả đến mức nào.
“Sáng dậy 6 giờ rồi đến 8 giờ chúng tôi lên tàu để đi ra ngoài bãi ngao để đánh bắt ngao đến tối muộn, có hôm sớm nhất cũng 12 giờ đêm mới về, còn không ngày nào cũng phải 2 giờ sáng hôm sau”.
Khi chúng tôi hỏi vì sao ngủ ít như vậy mà người dân vẫn làm được, sao có thể đủ sức khỏe để làm việc hiệu quả, người phụ nữ nói mà chẳng chút ngại ngần: “Ối trời, chúng tôi là nông dân nghèo, việc thức khuya dậy sớm là bình thường, mãi cũng quen các anh ạ. Vả lại, không làm thế thì làm sao có tiền”.
Sau thời gian chuyện trò, rồi đến lúc nước thủy triều rút xuống, mặt nước chỉ chừng đến rốn người, chúng tôi có dịp tận mắt chứng kiến ngư dân đánh bắt ngao. Trên chiếc tàu, mọi người nhanh chóng chuẩn bị hết đồ nghề cần thiết để làm “nhiệm vụ”.
Trên chiếc tàu, có 4 người để rửa máy sàng ngao mà theo chia sẻ thì máy sang ngao rất quan trọng, bởi nó giúp người dân sẽ phân loại được các loại ngao to, nhỏ và nhỡ phù hợp với khách hàng đặt mua.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Huấn (40 tuổi), một chủ bãi ngao từng có nhiều năm kinh nghiệm cho biết: “Chúng tôi sẽ phải lựa chọn ngao ra theo yêu cầu của khách hàng.
''Chẳng hạn như mẻ hôm nay đánh, khách hàng đặt loại ngao 70, tức là khoảng 70 con sẽ được 1kg. Còn có những hôm khách lại đặt loại 60 hay 80 gì đó, thì chúng tôi cũng phải làm theo yêu cầu của khách, vì nhu cầu cả mà”.
Người đàn ông cũng cho biết, để hoàn thành đánh bắt số lượng 30 tấn ngao trong ngày do có nhiều khách đặt thì gia đình đã phải đưa 5 máy cào ngao mới kịp. “Cứ mỗi máy cào ngao, sẽ có chừng 5 người, trong đó 1 người đứng máy còn 4 người kia sẽ thu ngao phía sau máy”.
Vừa trò chuyện, chúng tôi vừa nhìn những người lao động làm việc miệt mài, chăm chỉ khiến chúng tôi cảm thấy cuộc sống này còn nhiều điều thú vị, cuộc sống của những người dân nuôi ngao tuy vất vả nhưng cũng đầy tình cảm và chân tình.
Khi chúng tôi đang mải mê trò chuyện thì bất ngờ có tiếng gọi lớn của một người đàn ông: “Nước cạn rồi, dừng làm thôi!”, rồi ngay tức thì mọi người hết thảy đều dừng tay.
Nghe họ kể thì chúng tôi mới vỡ lẽ lý do dừng làm việc là vì nước cạn chừng dưới 30 phân, những chiếc máy cào ngao sẽ không chạy được, bắt buộc họ phải dừng công việc.
Theo chia sẻ của người dân, nước thủy triều sẽ cạn nhất vào khoảng 4 giờ đến 6 giờ chiều. Khi thủy triều rút có những nơi trơ lại cát nhưng có những nơi nước rút cũng chưa đến 20 phân nước, thuận tiện cho đi bộ, nhưng lại không hề thuận tiện cho việc khai thác ngao và đưa tàu thuyền về bờ.
Do mỗi ngày 2 lượt đánh mới đủ số lượng ngao cho khách hàng nên sau một thời gian nghỉ ngơi, và khi màn đêm buông xuống, mọi người lại tiếp tục công việc.
Càng về đêm, âm thanh của chiếc máy nổ càng nghe rõ mồn một để chúng tôi cảm nhận được sự vất cả của người dân đang làm việc. Xa xa thấp thoáng những ánh đèn sáng ở những chiếc chòi, ánh đèn của những chiếc tàu để nói lên rằng ngư dân vẫn miệt mài đánh bắt cho đủ lượng ngao khách hàng yêu cầu mới cập bờ.
Cứ làm như thế, rồi đến lúc thủy triều dâng cao cũng là lúc ngao lấp đầy khoang tàu của ngư dân. Và khi ngày mới bắt đầu cũng là lúc đoàn tàu đánh bắt ngao của ngư dân mới trở về tổ ấm của mình.
Khi ngao là nguồn sống
Một buổi sáng chiều cuối năm, giữa cái tiết trời lạnh buốt của ngày mùa đông, chúng tôi vừa ngồi trên tàu ra bãi nuôi ngao vừa nghe ngư dân sinh sống gần cửa sông Văn Úc ở Kiến Thụy, Hải Phòng kể về những ngày tháng vất vả của cuộc đời.
Khi chiếc tàu đưa chúng tôi đến giữa khu vực cửa sông Văn Úc với mênh mông nước biển có hai hàng cây đước chắn sóng và xa xa cũng thấp thoáng vài ba chục chiếc tàu thuyền chạy ngược xuôi đi đánh cá, đánh ngao và đánh mực.
Một số ngư dân trải lòng với chúng tôi, nơi đây, người dân mới nuôi ngao được một thời gian từ năm 2008 và đến năm 2011 mới đại trà. Chỉ vài năm, nhưng nơi đây đã được coi là "thủ phủ'' của khách thập phương miền Nam, miền Trung, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản … biết tới và đặt hàng.
Kể với chúng tôi về ngao, một kỹ sư hai lúa độ trung niên tên Tuân, người đã có nhiều năm kinh nghiệm nuôi ngao khẳng định trong tất cả các loài hải sản, ngao là loại sạch nhất, ngon nhất và bổ nhất.
Người đàn ông cũng giải thích tường tận: “Con ngao sạch bởi lẽ chúng sống hoàn toàn bằng tự nhiên, thức ăn của ngao chủ yếu là tảo biển và nước biển. Chúng chỉ cần thay đổi môi trường, nguồn nước bị nhiễm bẩn thì không sống nổi, nó rất khó sống ở môi trường bị ô nhiễm, dù ở mức nhẹ”. Nghe người đàn ông nói rồi chúng tôi ậm ừ “à thì ra là vậy”.
Trên chiếc tàu nhỏ, nhìn mặt nước dập dềnh, tiếng nổ máy của tàu ra khơi cứ ình ịch, chúng tôi phải nói thật to mới nghe rõ được tiếng nhau.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi với chàng kỹ sư thủy sản lại tiếp tục, anh Tuân cho biết, những người đi đánh ngao đi tàu ra khơi phải từ sớm, khoảng 7 giờ đến 8 giờ sáng, vì nếu ra muộn thì nước thủy triều rút, tàu sẽ không đi vào trong bài ngao để khai thác được.
Và sau khoảng 1 giờ lên đênh sóng nước, vào khoảng 9 giờ sáng, chúng tôi đến được bãi nuôi ngao của ngư dân. Chúng tôi được nghỉ chân ở cái chòi khá cao, chừng 4 đến 5 mét so với mực nước biển. Chiếc chòi được đầu tư công phu và cầu kỳ so với nhiều chiếc chòi khác.
Khi ánh mắt chúng tôi đang còn hiếu kỳ thì anh Tuân nói: “Chòi này là do anh tự thiết kế đấy. Có 2 gian là bếp và nhà lớn. Sức chứa ở chòi này cũng đến 15, 20 người chứ không phải là ít, nên phải làm chắc chắn”. Anh cũng vui vẻ cho biết cũng đã có khá nhiều nhà báo đã về đây để nghỉ ngơi khi tác nghiệp.
Trên chiếc chòi, chúng tôi cùng nhau ăn cơm. Bữa cơm với những món bình dân, có thịt kho, thịt luộc và cả cá, mọi người quây quần ăn cùng nhau.
Vừa ăn, anh Tuân vừa chia sẻ, nuôi ngao ở đây hiệu quả kinh tế khá cao. “Mỗi 1 héc ta, anh mua con giống hết 100 triệu. Sau 2 năm nuôi và thu hoạch anh cũng sẽ có khoảng 500 triệu trong túi. Anh ở đây có ít hơn những người khác, chỉ có hơn 25 héc ta mặt nước. Anh vừa nuôi vừa đánh bắt ngao, nên khi rảnh rỗi, anh đi đánh bắt ngao cho các hộ khác ở đây để kiếm thêm thu nhập cho anh em làm cùng”, anh vui vẻ chia sẻ với chúng tôi.
Nỗi vất cả của ngư dân
Cũng tại bãi ngao, một người phụ nữ với nét mặt khắc khổ, da ngăm đen vì nắng gió chia sẻ cho chúng tôi biết, để có được thành quả từ nuôi ngao là không hề đơn giản và vất vả đến mức nào.
“Sáng dậy 6 giờ rồi đến 8 giờ chúng tôi lên tàu để đi ra ngoài bãi ngao để đánh bắt ngao đến tối muộn, có hôm sớm nhất cũng 12 giờ đêm mới về, còn không ngày nào cũng phải 2 giờ sáng hôm sau”.
Khi chúng tôi hỏi vì sao ngủ ít như vậy mà người dân vẫn làm được, sao có thể đủ sức khỏe để làm việc hiệu quả, người phụ nữ nói mà chẳng chút ngại ngần: “Ối trời, chúng tôi là nông dân nghèo, việc thức khuya dậy sớm là bình thường, mãi cũng quen các anh ạ. Vả lại, không làm thế thì làm sao có tiền”.
Sau thời gian chuyện trò, rồi đến lúc nước thủy triều rút xuống, mặt nước chỉ chừng đến rốn người, chúng tôi có dịp tận mắt chứng kiến ngư dân đánh bắt ngao. Trên chiếc tàu, mọi người nhanh chóng chuẩn bị hết đồ nghề cần thiết để làm “nhiệm vụ”.
Trên chiếc tàu, có 4 người để rửa máy sàng ngao mà theo chia sẻ thì máy sang ngao rất quan trọng, bởi nó giúp người dân sẽ phân loại được các loại ngao to, nhỏ và nhỡ phù hợp với khách hàng đặt mua.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Huấn (40 tuổi), một chủ bãi ngao từng có nhiều năm kinh nghiệm cho biết: “Chúng tôi sẽ phải lựa chọn ngao ra theo yêu cầu của khách hàng.
''Chẳng hạn như mẻ hôm nay đánh, khách hàng đặt loại ngao 70, tức là khoảng 70 con sẽ được 1kg. Còn có những hôm khách lại đặt loại 60 hay 80 gì đó, thì chúng tôi cũng phải làm theo yêu cầu của khách, vì nhu cầu cả mà”.
Người đàn ông cũng cho biết, để hoàn thành đánh bắt số lượng 30 tấn ngao trong ngày do có nhiều khách đặt thì gia đình đã phải đưa 5 máy cào ngao mới kịp. “Cứ mỗi máy cào ngao, sẽ có chừng 5 người, trong đó 1 người đứng máy còn 4 người kia sẽ thu ngao phía sau máy”.
Vừa trò chuyện, chúng tôi vừa nhìn những người lao động làm việc miệt mài, chăm chỉ khiến chúng tôi cảm thấy cuộc sống này còn nhiều điều thú vị, cuộc sống của những người dân nuôi ngao tuy vất vả nhưng cũng đầy tình cảm và chân tình.
Khi chúng tôi đang mải mê trò chuyện thì bất ngờ có tiếng gọi lớn của một người đàn ông: “Nước cạn rồi, dừng làm thôi!”, rồi ngay tức thì mọi người hết thảy đều dừng tay.
Nghe họ kể thì chúng tôi mới vỡ lẽ lý do dừng làm việc là vì nước cạn chừng dưới 30 phân, những chiếc máy cào ngao sẽ không chạy được, bắt buộc họ phải dừng công việc.
Theo chia sẻ của người dân, nước thủy triều sẽ cạn nhất vào khoảng 4 giờ đến 6 giờ chiều. Khi thủy triều rút có những nơi trơ lại cát nhưng có những nơi nước rút cũng chưa đến 20 phân nước, thuận tiện cho đi bộ, nhưng lại không hề thuận tiện cho việc khai thác ngao và đưa tàu thuyền về bờ.
Do mỗi ngày 2 lượt đánh mới đủ số lượng ngao cho khách hàng nên sau một thời gian nghỉ ngơi, và khi màn đêm buông xuống, mọi người lại tiếp tục công việc.
Càng về đêm, âm thanh của chiếc máy nổ càng nghe rõ mồn một để chúng tôi cảm nhận được sự vất cả của người dân đang làm việc. Xa xa thấp thoáng những ánh đèn sáng ở những chiếc chòi, ánh đèn của những chiếc tàu để nói lên rằng ngư dân vẫn miệt mài đánh bắt cho đủ lượng ngao khách hàng yêu cầu mới cập bờ.
Cứ làm như thế, rồi đến lúc thủy triều dâng cao cũng là lúc ngao lấp đầy khoang tàu của ngư dân. Và khi ngày mới bắt đầu cũng là lúc đoàn tàu đánh bắt ngao của ngư dân mới trở về tổ ấm của mình.