Thưa ông, với 3 hạng mục mà chúng ta đang phát động, để tìm kiếm giải pháp tối ưu trong Cuộc thi này, xin ông cho biết phải chăng chúng ta đang rất thiếu hụt công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt nói chung?
Ban Tổ chức và đại diện các đơn vị trong nghi thức phát động cuộc thi |
Hiện tại, Việt Nam đã có một số công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện đại, tuy nhiên việc sử dụng công nghệ nào, cách làm nào là phù hợp nhất, hiệu quả nhất vẫn là câu hỏi đang để ngỏ, do điều kiện đặc thù của Việt Nam với nhiều điều kiện tự nhiên, xã hội và con người khác nhau đối với mỗi vùng miền. Bên cạnh đó, Cuộc thi không chỉ tập trung vào công nghệ mà còn mong muốn tìm ra những giải pháp, ý tưởng mới, những mô hình cộng đồng hiệu quả trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt, và quan trọng hơn là thúc đẩy sự quan tâm của cộng đồng đối với vấn đề chất thải sinh hoạt.
Với tình trạng dùng và vứt rác thải rắn trong sinh hoạt bừa bãi như hiện nay thì sẽ để lại hậu quả như thế nào thưa ông. Và Chúng ta ngăn chặn tình trạng này ra sao?
Hiện tại, áp lực trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đang là vấn đề nóng bỏng mà Chính phủ và cộng đồng đều rất quan tâm. Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ TN&MT là đơn vị đầu mối về quản lý chất thải rắn theoNghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 02 năm 2019. Hiện nay, Bộ TN&MT đã thực hiện, sắp tới sẽ ban hành nhiều chính sách liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng. Cuộc thi này là một trong những nỗ lực hoạt động truyền thông về quản lý chất thải rắn của Bộ TN&MT nhằm tìm ra được các ý tưởng, giải pháp, mô hình khả thi để quản lý một cách có hiệu quả trong thời gian tới.
Sau khi Cuộc thi kết thúc chúng ta sẽ cần có những tác động và hành động gì để đảm bảo cho việc những sáng kiến khoa học và mô hình hay sẽ được ứng dụng thật sự trong cuộc sống?
Các sáng kiến, giải pháp của Cuộc thi là các đề xuất, giải pháp công nghệ xuất phát từ cộng đồng, doanh nghiệp. Một trong những tiêu chí của Cuộc thi chính là khả năng áp dụng vào thực tiễn và tính ứng dụng cao của các giải pháp, mô hình. Sau cuộc thi, chúng tôi sẽ tiếp tục sàng lọc, nghiên cứu trình Bộ TN&MT các giải pháp, công nghệ hữu ích từ cuộc thi này để sớm áp dụng trong thực tiễn. Việc một giải pháp, công nghệ tốt có thể triển khai và nhân rộng phụ thuộc rất nhiều vào sự ủng hộ của cộng đồng, thói quen phân loại rác, tính kinh tế và chính sách thực thi của cơ quan quản lý nhà nước...
Về phía cơ quan quản lý, chúng tôi sẽ tham mưu và luôn sẵn sàng đón nhận các tư vấn, ý kiến về mặt chính sách, đồng thời sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các công nghệ, giải pháp hữu ích được áp dụng, nhân rộng ngoài cộng đồng.
Trân trọng cảm ơn ông!