Xã hội

Giao Thủy (Nam Định): Phát triển kinh tế gắn với chống rác thải nhựa

Kiên Cường 28/06/2024 - 15:33

Huyện Giao Thủy đang phấn đấu trước năm 2025 đạt nông thôn mới nâng cao, trước năm 2030 đạt nông thôn mới kiểu mẫu và đạt các tiêu chí đô thị loại III. Theo đó, huyện đặc biệt chú trọng bảo vệ môi trường chống rác thải nhựa, đây là tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên và cơ sở.

Theo báo cáo năm 2023, tổng giá trị sản xuất toàn huyện đạt 22.500 tỷ đồng, thu nhập thực tế bình quân đầu người đạt 90 triệu đồng, tỷ lệ nghèo theo chuẩn đa chiều chỉ còn 1,09%. Toàn huyện đã có 18 xã đạt nông thôn mới nâng cao, 2 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, 11 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí mới. Sản phẩm OCOP lũy kế toàn huyện đến nay đã có 108 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển từ trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt sang công nghiệp, dịch vụ và xây dựng. Có thể thấy rõ bởi tỷ trọng ngành kinh tế xây dựng, công nghiệp và dịch vụ năm 2023, huyện Giao Thủy đạt xấp xỉ 70% trong khi nông, lâm, thuỷ sản chỉ còn chiếm khoảng 30%.

img_3535.jpg
Nhận thức rõ việc bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa các con đường nông thôn, kênh mương huyện Giao Thủy luôn sáng - xanh - sạch - đẹp

Nhận thức rõ công tác phát triển đô thị, hướng tới các mô hình phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, carbon thấp, công tác bảo vệ môi trường và nhất là chống rác thải nhựa phải đi trước, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế hài hòa với tự nhiên. Vì vậy, huyện đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường trên địa bàn, phù hợp với chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước, sát thực tế và khả thi. Đồng thời, huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành công tác bảo vệ môi trường hàng tháng đến từng cơ quan, đoàn thể, UBND xã, thị trấn để tạo sự chuyển biến nhận thức và hành động của từng cán bộ, đảng viên và người dân ý thức bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa.

img_3538.jpg
Bảo vệ môi trường huyện Giao Thủy nâng cao nhận thức trách nhiệm của từng người dân

Chúng tôi về huyện Giao Thủy trên đường thôn, ngõ, xóm đều sạch bóng, kênh mương, đường nội đồng không có tình trạng rác thải và nhất là rác thải nhựa: chai, lọ, túi ni lông… vứt bừa bãi. Tất cả đều được dọn dẹp sạch sẽ, bỏ đúng nơi quy định và thu gom để mang bán. Tại xã Giao Hà, Chủ tịch UBND xã, Phùng Văn Lập, dẫn chúng tôi đi thăm một số mô hình thu gom rác, vừa nói: Ở xã Giao Hà, người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp với trên 300 ha lúa nước, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm và nuôi trồng hàng năm trên 300 tấn thủy sản. Để người dân có ý thức bảo vệ môi trường và nhất là rác thải nhựa từ các loại chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, bao bì ni lông… trong quá trình sử dụng vứt ra làm ảnh hưởng đến môi trường. Ban đầu, xã thành lập tổ tuyên truyền, thường xuyên phổ biến các quy định, văn bản của UBND huyện về công tác bảo vệ môi trường đến từng hộ sản xuất nông nghiệp.

img_3513.jpg
Xã Giao Hà bố trí các điểm thu gom rác thải nhựa trên cánh đồng

Bên cạnh đó, xã đã triển khai xây dựng điểm tập kết rác, thùng rác nơi công cộng và khuyến khích người dân phân loại rác tại nguồn, nhất là rác thải nhựa có thể tái chế thu gom riêng để tổ chức đoàn thể bán gây quỹ. Để phong trào bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa có sự lan tỏa, làm gương cho quần chúng nhân dân, xã tổ chức ngày “chủ nhật xanh” huy động tất cả đoàn thể, công chức, cán bộ… tham gia dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác thải nhựa, việc làm này được thực hiện thường xuyên và đưa vào làm tiêu chí đánh giá, cán bộ, đảng viên, công chức của xã.

img_3540.jpg
Chính quyền xã Giao Hà thường xuyên tổ chức ngày chủ nhật xanh, dọn dẹp vệ sinh môi trường

Chúng tôi tiếp tục về xã Giao Xuân, một xã phát triển của huyện Giao Thủy trong cái nóng gần 40 độ, nhưng khi đi trên con đường thị tứ của xã đẹp đẽ, sạch sẽ, phong quang hai bên trồng hoa nở rực rỡ, thấy lòng mình mát rượi… Chủ tịch UBND xã, Trần Văn Ngọc, phấn khởi cho biết: Để có được môi trường xanh, sạch, đẹp làng xóm văn minh như hiện nay và nhất là các khu tập trung buôn bán, chợ… không có hiện tượng rác thải nhựa bừa bãi, sông ngòi nước trong xanh là xã thực hiện nghiêm việc bảo vệ môi trường. Để công tác bảo vệ môi trường quy củ, đi vào chi tiết cụ thể gắn trách nhiệm của cá nhân, tổ chức thực hiện theo nề nếp, xã đã có Quy chế về hoạt động quản lý, thu gom và xử lý rác thải. Trong đó, quy chế có quy định trách nhiệm chung của tổ chức, cá nhân, hộ gia đinh về công tác bảo vệ môi trường tại khu dân cư, trong việc mai táng, trong lĩnh vực sản xuất; khinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi. Quy chế quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội: Trách nhiệm của UBND xã. UBMT tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội… các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn xã và trách nhiệm của các xóm, đơn vị thu gom rác.

img_3536.jpg
Xã Giao Xuân còn có Quy chế về hoạt động bảo vệ môi trường và chống rác thải nhựa

Để hoạt động đi vào hiệu quả, thiết thực, UBND xã còn thành lập Ban kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa. Thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở các đơn vị hoạt động chưa hiệu quả và tuyên dương, nhân rộng mô hình hoạt động tốt. Chính vì, xã tổ chức hoạt động bài bản. thực hiện nghiêm việc bảo vệ môi trường, như: khen thưởng, xử phạt công minh nên các cơ quan, công sở và từng đường thôn ngõ, xóm luôn sạch bóng. Không những vậy, các lọa rác thải có thể sử dụng tái chế đã được tổ chức: Hội phụ nữ, thanh niên thu gom bán gây gũy hoạt động, nên môi trường nông thôn luôn đẹp đẽ, trong lành.

img_3539.jpg
Việc bảo vệ môi trường ở xã Giao Xuân được thực hiện nề nếp, quy củ với sự tham gia của các tầng lớp xã hội

Phát triển kinh tế, gắn bảo vệ môi trường huyện Giao Thủy (Nam Định) đã gặt hái nhiều hiệu quả về môi trường từ thành thị đến nông thôn luôn: sáng – xanh – sạch – đẹp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giao Thủy (Nam Định): Phát triển kinh tế gắn với chống rác thải nhựa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO