Thực trạng ô nhiễm nguồn nước và hiểm họa đối với sức khỏe
Theo Unicef, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang đứng TOP 5, chỉ sau Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Thái Lan – những nước có lượng rác thải đổ trực tiếp ra môi trường nhiều nhất thế giới hiện nay. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… do tốc độ đô thị hóa quá nhanh và mật độ dân số quá đông đúc.
Gần đây, hình ảnh những con sông, con kênh, mương tù đọng, nước đen bốc mùi hôi ngay trong lòng những khu dân cư đang trở thành “nguồn nước chết”, là nỗi ám ảnh của nhiều người. Đây chính là hậu quả nhãn tiền của việc xả thải sinh hoạt chưa qua xử lý hay các hóa chất hòa tan trong nước giặt, nước rửa chén, sữa tắm và đặc biệt là từ nước thải của những chiếc bể phốt.
Quay ngược thời gian cách đây vài chục năm, khi những chiếc bệ xí đầy phân tro hay những chiếc “cầu tõm” còn khá phổ biến, con người đã phải sống chung với ô nhiễm mà không lường hết được hậu quả. Sau này, các bể phốt bê tông ra đời, được hầu hết các gia đình xây ngầm dưới đất khi làm nhà và tiếp tục được duy trì cho tới ngày nay. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn từ những chiếc bể phốt này là rất lớn khi xuất hiện tình trạng nứt vỡ và rò rỉ chất thải ra môi trường sau một thời gian sử dụng, gây nên vô số hiểm họa với sức khỏe con người. Đây là một trong số những nguyên nhân chính gây ra các bệnh ung thư, bệnh về tim mạch, tiêu chảy, suy giảm hệ miễn dịch, vô sinh… Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết dứt điểm tình trạng này?
Đưa các giải pháp công nghệ cao vào xử lý nước thải
Trước tình trạng rò rỉ chất thải từ hệ thống tự hoại bằng bê tông cốt thép đã lỗi thời, các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ đã ứng dụng các giải pháp công nghệ cao vào lĩnh vực xử lý nước thải. Trong đó, bể phốt thông minh có thể xem là một giải pháp xanh, có thể khắc phục được hầu hết những nhược điểm của bể phốt bê tông truyền thống. Sản phẩm này cũng đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2016, không chỉ phục vụ hộ gia đình mà còn được lắp đặt tại các khu công nghiệp, nhà máy hay các khu đông dân cư.
Ngoài ưu điểm là sử dụng chất liệu nhựa nguyên sinh cao cấp (LLDPE), đúc liền khối, bể phốt thông minh còn có chức năng lọc thô các chất thải nhờ thiết kế đặc biệt với hệ thống hàng trăm quả cầu nhựa bên trong. Tại đây, các loại vi sinh kỵ khí sẽ bám trụ, sinh sôi và xử lý các chất thải hữu cơ trước khi thải ra môi trường. Vì vậy, nước thải ra đạt tiêu chuẩn nước loại B, đủ tiêu chuẩn xả thải và an toàn với môi trường.
Ngoài ra, sản phẩm này còn rất cơ động, dễ dàng lắp đặt và vận chuyển ở các địa hình khác nhau như trong nhà hay ngoài vườn với mức chi phí hợp lý. Tuổi thọ của chiếc bể phốt thông minh lên đến hơn 50 năm, có thể chịu được các tạp chất hóa học và đặc biệt là không lo nứt vỡ hay rò rỉ chất thải.
Để giải quyết vấn nạn ô nhiễm nguồn nước, công nghệ xử lý nước thải Jokaso – Nhật Bản và GJ-R Hàn Quốc cũng đã được Việt Nam đưa vào ứng dụng từ năm 2020. Hiện nay, huyện Đông Anh (Hà Nội) đang là địa phương đầu tiên trên cả nước chạy thử nghiệm 2 công nghệ xử lý nước thải này. Với công nghệ hiện có, chủ đầu tư công trình này khẳng định: “Không khó để có được giải pháp giải quyết ô nhiễm sông Tô Lịch”.
Các giải pháp công nghệ cao được ứng dụng trong xử lý nước thải chính là nỗ lực của Nhà nước và doanh nghiệp với khát vọng mang tới môi trường nước sạch cho người dân, vì sức khỏe cộng đồng.