(TN&MT) - Một số cán bộ thôn Hà Hương, xã Liên Hà (Đông Anh, TP. Hà Nội) bị tố lợi dụng chủ trương dồn điền đổi thửa, ngang nhiên xây nhà, chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền nhưng đến nay không hiểu vì lý do gì UBND xã Liên Hà vẫn chưa xử lý?
Như thông tin đã đưa, trước đó, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn tố cáo của nhiều người dân thôn Hà Hương, xã Liên Hà (Đông Anh, TP. Hà Nội) phản ánh về việc một số cán bộ thôn Hà Hương vi phạm pháp luật đất đai khi lợi dụng chủ trương dồn điền đổi thửa đã ngang nhiên xây nhà, chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền.
Theo phán ánh của người dân, vào tháng 3/2017, xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã cơ bản hoàn thành xong quá trình dồn điền đổi thửa nhằm mục đích ổn định sản xuất nông nghiệp cho người dân. Tuy nhiên, lợi dụng chủ trương này, nhiều công trình kiên cố, chuồng trại, nhà cửa bất ngờ “mọc” lên trên đất nông nghiệp tại thôn Hà Hương, xã Liên Hà.
Một số người dân cho biết, tại thôn Hà Hương có khoảng 10 trường hợp tự ý chuyển đổi trái phép đất trồng lúa sang làm trang trại, nhà ở với tổng diện tích hơn 10.000 m2, trong đó có gia đình bà Dương Thị Loan – Bí thư chi bộ thôn, và bà Nguyễn Thị Sợi – Trưởng thôn Hà Hương.“Bà Loan đã xây dựng nhà, lập trang trại trên đất nông nghiệp tại vùng 8, của làng Tây, thôn Hà Hương. Còn bà Sợi thì xây dựng nhà, tường kiên cố tại khu cửa tổng, cửa làng Đông, thôn Hà Hương. Nhiều lần chúng tôi đã gửi đơn đến các cấp có thẩm quyền nhưng chưa được xử lý nên rất bức xúc”, một số người dân thôn Hà Hương chia sẻ.
Theo tìm hiểu của PV Báo Tài nguyên và Môi trường, ngày 06/11/2017, UBND xã Liên Hà đã có Thông báo số 59/TB-UBND xác minh giải quyết tố cáo của một số người dân liên quan đến vụ việc của bà Loan và bà Sợi.
Theo thông báo của UBND xã Liên Hà, về nguồn gốc của diện tích đất nông nghiệp của Bà Nguyễn Thị Sợi: Năm 1995, khi chia ruộng theo Nghị định 64 của Chính phủ, gia đình bà Sợi có 5 nhân khẩu với tổng diện tích được giao là 1.810 m2, trong đó có 1 thửa ruộng tại khu đồng Mả Láng với diện tích 447 m2. Do khó canh tác vì hiện trạng khu đất lúc đó là thùng hố do nhân dân đào đóng gạch nên gia đình bà Sợi đã đào ao thả cả, chăn nuôi gà vịt làm trang trại tự phát trên diện tích 447 m2, trong quá trình chăn nuôi không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.Thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, ngày 24/12/2015, Hội nghị nhân dân thôn Hà Hường đã họp và nhất trí cho các gia đình có diện tích trang trại tự phát được giữ nguyên với điều kiện các hộ phải tự thu gom toàn bộ diện tích của gia đình, người thân để đủ diện tích thực mà các trang trại đang sử dụng. Gia đình bà Sợi đã gom siện tích của gia đình và dồn thêm diện tích của 7 hộ chuyển nhượng vào diện tích của gia đình với diện tích 429 m2. Tổng diện tích của gia đình khi thực hiện dồn điền đổi thửa là 2.239 m2.
Sau khi dồn điền đổi thửa diện tích của gia đình bà Sợi là 2.198,4 m2 với 2 thửa gồm thửa số 1 tại khu đồng Mả Láng với diện tích 832,3 m2 và gia đình bà Sợi đang sử dụng tại khu vực làm trang trại, còn thửa số 2 ở khu Mả Láng ven ngòi với diện tích là 1.366,1 m2. Sau đó bà Sợi có dựng thêm 30 m2 chuồng nuôi thỏ và tường rào bao quanh. Ngày 13/3/2017, khi gia đình bà Sợi tiến hành xây dựng thì UBND xã đã lập biên bản vi phạm hành chính và đã ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm.
Trong khi đó, đối với trường hợp nhà bà Dương Thị Loan, UBND xã Liên Hà cho biết, theo họp bàn dồn điền đổi thửa thôn Hà Hương, vùng 7 và 8 cửa làng Đông Tây được quy hoạch thành khu nuôi trồng thủy sản trong đó có diện tích của gia đình bà Loan tại vùng 8 cửa làng Tây cũng nằm trong quy hoạch được bàn và thống nhất. Trong dồn điền đổi thửa gia đình bà Loan có nhận thửa đất ố 2 tại vùng 8 cửa làng Tây (đầu bên Đông) đã được tiểu ban dồn điền đổi thửa họp và nhất trí.Cũng theo UBND xã Liên Hà, tổng diện tích của gia đình bà Loan được giao theo Nghị định 64/CP là 1.680 m2, cắt chuyển cho con gái là 420 m2, diện tích còn lại là 1.260 m2. Thửa số 1 có diện tích 304,1 m2 và thửa số 2 có diện tích 1.596,6 m2 (theo hệ số K+ 1 sào được 240 m2).
Sau dồn điền đổi thửa, gia đình bà Loan có làm đơn xin chuyển đổi nuôi tròng thủy sản và đã được thông qua tại hội nghị quân dân chính vào tháng 3/2017, thông qua hội nghị chi bộ thôn vào tháng 4/2017. Trong tháng 4/2017, gia đình bà Loan có dựng 1 nhà tạm diện tích khoảng 30 m2 dùng để trông coi và để thức ăn cho gà vịt, 1 dãy chuồng trại với diện tích 40 m2, gia đình cũng có đào ao thả cá, trồng cây ăn quả trước đó.
Trên cơ sở xác minh, UBND xã Liên Hà kết luận việc gia đình nhà bà Sợi và bà Loan xây dựng, làm trang trại là theo đúng quy hoạch của thôn theo phương án dồn điền đổi thửa; đã được thông qua tại hội nghị chi bộ và quân dân chính thôn Hà Hương. Tuy nhiên, hiện nay do chưa có hướng dẫn cụ thể của UBND huyện Đông Anh về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm trang trại nên UBND xã Liên Hà yêu cầu gia đình và bà Loan dừng tất cả các việc xây dựng tại trang trại để chờ hướng dẫn của huyện.
Trước trả lời của UBND xã Liên Hà, dư luận cho rằng trong phạm vi thẩm quyền của mình, UBND xã hoàn toàn có thể tổ chức cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm, buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu nhưng không hiểu vì lý do gì mà UBND xã Liên Hà lại chờ hướng dẫn của UBND huyện Đông Anh trong việc chuyển đổi cây trồng và làm trang trại.
Bên cạnh đó, việc xem xét kiểm điểm đối với bà Dương Thị Loan – Bí thư chi bộ thôn và bà Nguyễn Thị Sợi – Trưởng thôn Hà Hương cũng không được thực hiện. Trong khi đó, lẽ ra, với tư cách là cán bộ thôn, bà Sợi và bà Loan phải gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định về đất đai nhưng lại vi phạm.
Theo tìm hiểu của PV, được biết, tại thời điểm trên, UBND huyện Đông Anh mới chỉ phê duyệt phương án điều chỉnh quy hoạch xử lý đất cho 1 xã duy nhất là xã Việt Hùng, còn đối với xã Liên Hà, theo quy định cũ thì khu đất mà các hộ đang làm trang trại, nhà ở, nhà hàng vẫn là đất trồng lúa.Để làm rõ sự việc, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã nhiều lần ''tìm cách'' liên hệ làm việc với đại diện UBND xã Liên Hà là ông Phạm Văn Nam - Chủ tịch xã và Phó chủ tịch là ông Lê Hữu Hóa nhưng không nhận được câu trả lời. PV sau đó nhiều lần gọi điện nhưng các vị này đều không nghe máy.
Trước thái độ của các vị đại diện UBND xã Liên Hà, dư luận đặt ra câu hỏi có hay không việc lãnh đạo xã Liên Hà làm ngơ cho sai phạm của cán bộ thôn? Đề nghị, UBND huyện Đông Anh, các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và tập thể khi để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn xã Liên Hà, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Như thông tin đã đưa, trước đó, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn tố cáo của nhiều người dân thôn Hà Hương, xã Liên Hà (Đông Anh, TP. Hà Nội) phản ánh về việc một số cán bộ thôn Hà Hương vi phạm pháp luật đất đai khi lợi dụng chủ trương dồn điền đổi thửa đã ngang nhiên xây nhà, chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền.
Theo phán ánh của người dân, vào tháng 3/2017, xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã cơ bản hoàn thành xong quá trình dồn điền đổi thửa nhằm mục đích ổn định sản xuất nông nghiệp cho người dân. Tuy nhiên, lợi dụng chủ trương này, nhiều công trình kiên cố, chuồng trại, nhà cửa bất ngờ “mọc” lên trên đất nông nghiệp tại thôn Hà Hương, xã Liên Hà.
Một số người dân cho biết, tại thôn Hà Hương có khoảng 10 trường hợp tự ý chuyển đổi trái phép đất trồng lúa sang làm trang trại, nhà ở với tổng diện tích hơn 10.000 m2, trong đó có gia đình bà Dương Thị Loan – Bí thư chi bộ thôn, và bà Nguyễn Thị Sợi – Trưởng thôn Hà Hương.“Bà Loan đã xây dựng nhà, lập trang trại trên đất nông nghiệp tại vùng 8, của làng Tây, thôn Hà Hương. Còn bà Sợi thì xây dựng nhà, tường kiên cố tại khu cửa tổng, cửa làng Đông, thôn Hà Hương. Nhiều lần chúng tôi đã gửi đơn đến các cấp có thẩm quyền nhưng chưa được xử lý nên rất bức xúc”, một số người dân thôn Hà Hương chia sẻ.
Theo tìm hiểu của PV Báo Tài nguyên và Môi trường, ngày 06/11/2017, UBND xã Liên Hà đã có Thông báo số 59/TB-UBND xác minh giải quyết tố cáo của một số người dân liên quan đến vụ việc của bà Loan và bà Sợi.
Theo thông báo của UBND xã Liên Hà, về nguồn gốc của diện tích đất nông nghiệp của Bà Nguyễn Thị Sợi: Năm 1995, khi chia ruộng theo Nghị định 64 của Chính phủ, gia đình bà Sợi có 5 nhân khẩu với tổng diện tích được giao là 1.810 m2, trong đó có 1 thửa ruộng tại khu đồng Mả Láng với diện tích 447 m2. Do khó canh tác vì hiện trạng khu đất lúc đó là thùng hố do nhân dân đào đóng gạch nên gia đình bà Sợi đã đào ao thả cả, chăn nuôi gà vịt làm trang trại tự phát trên diện tích 447 m2, trong quá trình chăn nuôi không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.Thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, ngày 24/12/2015, Hội nghị nhân dân thôn Hà Hường đã họp và nhất trí cho các gia đình có diện tích trang trại tự phát được giữ nguyên với điều kiện các hộ phải tự thu gom toàn bộ diện tích của gia đình, người thân để đủ diện tích thực mà các trang trại đang sử dụng. Gia đình bà Sợi đã gom siện tích của gia đình và dồn thêm diện tích của 7 hộ chuyển nhượng vào diện tích của gia đình với diện tích 429 m2. Tổng diện tích của gia đình khi thực hiện dồn điền đổi thửa là 2.239 m2.
Sau khi dồn điền đổi thửa diện tích của gia đình bà Sợi là 2.198,4 m2 với 2 thửa gồm thửa số 1 tại khu đồng Mả Láng với diện tích 832,3 m2 và gia đình bà Sợi đang sử dụng tại khu vực làm trang trại, còn thửa số 2 ở khu Mả Láng ven ngòi với diện tích là 1.366,1 m2. Sau đó bà Sợi có dựng thêm 30 m2 chuồng nuôi thỏ và tường rào bao quanh. Ngày 13/3/2017, khi gia đình bà Sợi tiến hành xây dựng thì UBND xã đã lập biên bản vi phạm hành chính và đã ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm.
Trong khi đó, đối với trường hợp nhà bà Dương Thị Loan, UBND xã Liên Hà cho biết, theo họp bàn dồn điền đổi thửa thôn Hà Hương, vùng 7 và 8 cửa làng Đông Tây được quy hoạch thành khu nuôi trồng thủy sản trong đó có diện tích của gia đình bà Loan tại vùng 8 cửa làng Tây cũng nằm trong quy hoạch được bàn và thống nhất. Trong dồn điền đổi thửa gia đình bà Loan có nhận thửa đất ố 2 tại vùng 8 cửa làng Tây (đầu bên Đông) đã được tiểu ban dồn điền đổi thửa họp và nhất trí.Cũng theo UBND xã Liên Hà, tổng diện tích của gia đình bà Loan được giao theo Nghị định 64/CP là 1.680 m2, cắt chuyển cho con gái là 420 m2, diện tích còn lại là 1.260 m2. Thửa số 1 có diện tích 304,1 m2 và thửa số 2 có diện tích 1.596,6 m2 (theo hệ số K+ 1 sào được 240 m2).
Sau dồn điền đổi thửa, gia đình bà Loan có làm đơn xin chuyển đổi nuôi tròng thủy sản và đã được thông qua tại hội nghị quân dân chính vào tháng 3/2017, thông qua hội nghị chi bộ thôn vào tháng 4/2017. Trong tháng 4/2017, gia đình bà Loan có dựng 1 nhà tạm diện tích khoảng 30 m2 dùng để trông coi và để thức ăn cho gà vịt, 1 dãy chuồng trại với diện tích 40 m2, gia đình cũng có đào ao thả cá, trồng cây ăn quả trước đó.
Trên cơ sở xác minh, UBND xã Liên Hà kết luận việc gia đình nhà bà Sợi và bà Loan xây dựng, làm trang trại là theo đúng quy hoạch của thôn theo phương án dồn điền đổi thửa; đã được thông qua tại hội nghị chi bộ và quân dân chính thôn Hà Hương. Tuy nhiên, hiện nay do chưa có hướng dẫn cụ thể của UBND huyện Đông Anh về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm trang trại nên UBND xã Liên Hà yêu cầu gia đình và bà Loan dừng tất cả các việc xây dựng tại trang trại để chờ hướng dẫn của huyện.
Trước trả lời của UBND xã Liên Hà, dư luận cho rằng trong phạm vi thẩm quyền của mình, UBND xã hoàn toàn có thể tổ chức cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm, buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu nhưng không hiểu vì lý do gì mà UBND xã Liên Hà lại chờ hướng dẫn của UBND huyện Đông Anh trong việc chuyển đổi cây trồng và làm trang trại.
Bên cạnh đó, việc xem xét kiểm điểm đối với bà Dương Thị Loan – Bí thư chi bộ thôn và bà Nguyễn Thị Sợi – Trưởng thôn Hà Hương cũng không được thực hiện. Trong khi đó, lẽ ra, với tư cách là cán bộ thôn, bà Sợi và bà Loan phải gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định về đất đai nhưng lại vi phạm.
Theo tìm hiểu của PV, được biết, tại thời điểm trên, UBND huyện Đông Anh mới chỉ phê duyệt phương án điều chỉnh quy hoạch xử lý đất cho 1 xã duy nhất là xã Việt Hùng, còn đối với xã Liên Hà, theo quy định cũ thì khu đất mà các hộ đang làm trang trại, nhà ở, nhà hàng vẫn là đất trồng lúa.Để làm rõ sự việc, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã nhiều lần ''tìm cách'' liên hệ làm việc với đại diện UBND xã Liên Hà là ông Phạm Văn Nam - Chủ tịch xã và Phó chủ tịch là ông Lê Hữu Hóa nhưng không nhận được câu trả lời. PV sau đó nhiều lần gọi điện nhưng các vị này đều không nghe máy.
Trước thái độ của các vị đại diện UBND xã Liên Hà, dư luận đặt ra câu hỏi có hay không việc lãnh đạo xã Liên Hà làm ngơ cho sai phạm của cán bộ thôn? Đề nghị, UBND huyện Đông Anh, các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và tập thể khi để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn xã Liên Hà, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.