Xã hội

Điện Biên: Son sắt một niềm tin

Trần Hương 21/01/2025 - 10:58

(TN&MT) - Năm qua, Điện Biên đón nhiều sự kiện quan trọng của tỉnh, của đất nước: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 5/72024) và năm Du lịch quốc gia 2024. Nhưng với người nghèo Điện Biên, có lẽ năm 2024 là năm có dấu ấn đặc biệt quan trọng, hơn 5.000 ngôi nhà tình nghĩa được xây dựng do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động. Một lần nữa chứng minh sức mạnh tinh thần đoàn kết dân tộc. Tinh thần ấy mỗi khi có cơ hội, lại bùng lên thành phòng trào mạnh mẽ, lan tỏa toàn dân…

Những chính sách chăm lo người nghèo

Điện Biên cùng với nhiều địa phương khác trên cả nước đã và đang sẵng sàng cho một kỷ nguyên mới mà ở đó thành tựu to lớn của Điện Biên trong những thập kỷ qua từ Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) là tiền đề cho Điện Biên phát triển hôm nay. Mỗi một thời kỳ, mỗi một giai đoạn lịch sử, Điện Biên lại có một sứ mệnh riêng: vừa bảo vệ bờ cõi “phên giậu” của Tổ quốc vừa phát triển kinh tế - xã hội, lấy chỉ số hạnh phúc của Nhân dân làm thước đo cho mọi mục tiêu như Đảng ta xác định.

z6248746324801_1c563a9427c944c089564fdbd35df157.jpg
Khánh thành và trao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo theo Đề án 09 tại tỉnh Điện Biên.

Có vị giáo sư vật lý lên thăm Điện Biên từng nhận định: Rất có thể Điện Biên sẽ trở thành điểm đến của tương lai khi mà ở đó, con người sống chan hòa hạnh phúc, môi trường khí hậu trong lành, an ninh lương thực đảm bảo, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên đất… tất thảy chưa bị ô nhiễm, môi trường chưa bị suy thoái. Hầu hết các sản phẩm nông nông nghiệp đồng bào Điện Biên làm với tinh thần cung cấp cho gia đình trước, sau mới đến thị trường. Nhìn rộng ra một số tỉnh bạn, nếu không có kế hoạch bảo vệ môi trường thì mức độ xuống dốc của nền kinh tế, chất lượng sống của người dân có thể trở nên nghiêm trọng. Thậm chí xóa sạch thành quả của xã hội. Từ góc nhìn ấy thấy rằng: Điện Biên là một vùng đất bình yên và thân thiện môi trường.

img_20211126_103903.jpg
Một góc ảnh chụp Tỉnh ủy tỉnh Điện Biên

Nhưng những gì thiên nhiên ban tặng Điện Biên không phải để bằng lòng. Lịch sử chứng minh, việc đổi mới và phát triển được rút ra từ những bài học kinh nghiệm, thực tiễn trong xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ở Điện Biên từ những thập kỷ 60 đến nay. Điện Biên luôn xác định xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, lấy sự hạnh phúc của muôn dân làm thước đo cho mọi nhiệm vụ.

Năm qua, Điện Biên cùng với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động, làm hơn 5.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho người nghèo. Tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị, mọi thành phần xã hội và người dân cùng chung sức, trên cơ sở nguồn từ quỹ hỗ trợ, kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tổng 250 tỷ đồng. Chương trình đã rấy lên thành một phong trào mạnh mẽ, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng và toàn xã hội. Sau 1 năm kể từ ngày phát động (13/5/2023), hơn 5.000 ngôi nhà đã được trao cho người nghèo Điện Biên, trong niềm vui phấn khích và tràn đầy tin tưởng của người dân. Và cuộc phát động khởi đầu của Điện Biên đã trở thành mô hình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo để các tỉnh khác làm theo.

dien-bien-7-17345209659601396327102.jpg
Lễ khởi công các dự án của Chương trình "Bừng sáng Điện Biên" cấp điện về cho các xã đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên

Cũng trong năm 2024, Chương trình “Bừng sáng Điện Biên” đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, đầu tư xây dựng hệ thống, cấp điện lưới quốc gia cho 10.400 hội dân, với tổng mức 1.260 tỷ đồng; lắp đặt mới 365km, đường dây trung áp 35kV; 105 trạm biến áp, tổng công suất 5.550kVA; 159km đường dây hạ áp 0,4kV và 5.093 công tơ, nhằm thực hiện hóa mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Điện Biên, lần thứ XIV đến hết năm 2025, số hộ được sử dụng điện đạt 98%.

Và còn rất nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách an sinh được Đảng, Nhà nước và các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Điện Biên dành cho đồng bào các DTTS ở nơi đây. Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, Lê Thành Đô, cho biết: Năm qua, ngoài các chương trình dự án trọng điểm mở rộng kết cấu hạ tầng xây dựng, hạ tầng giao thông. Các chương trình kêu gọi thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, y tế, giáo dục… thì tỉnh Điện Biên đang tập trung khai thác mọi tiền năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch gắn với bảo vệ môi trường bền vững. Đặc biệt, tỉnh đã tập trung rà soát lại và hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng, cấp CNQSD đất lâm nghiệp để bà con có tư liệu sản xuất và ban hành các chính sách đi kèm về phát triển kinh tế du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp. Khuyến khích kêu gọi đầu tư, hướng dẫn người dân thành lập các mô hình liên kết sản xuất, liên kết tiêu thụ…

a5.jpg
Ngôi nhà của người dân huyện Tủa Chùa sau khi được hỗ trợ làm mới

Đến nay, tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt 43,54%; bình quân mỗi năm giảm 6,025% số hộ nghèo trong đồng bào DTTS; thu nhập bình quân dự kiến đến cuối năm 2024 đạt 46,51 triệu đồng/người, tăng 11 triệu đồng/người so với đầu nhiệm kỳ.

Sắt son niềm tin theo Đảng

Điện Biên, mảnh đất viễn biên bao năm “đi trước về sau”, dẫu thành tựu kinh tế chưa thực sự bứt phá, nhưng Đảng bộ và chính quyền cùng đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên luôn một lòng sắt son, trung kiên, niềm tin theo Đảng; giữ vững chủ quyền biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết, “thế trận lòng dân”, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XIII.

Những năm qua, Điện Biên đã thực hiện tốt các chính sách an sinh, giữ vững an ninh biên giới… 21 dân tộc anh em hòa thuận chung sống, đồng lòng tin theo Đảng. Bản làng bình yên, no ấm là tiền đề, là điểm tựa để Điện Biên trong tương lai sẽ chuyển động nhanh hơn, cùng cả nước bước vào thềm kỷ nguyên mới. Một kỷ nguyên hành động không trông chờ, không đứng đợi như lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Tô Lâm, trong buổi tiếp xúc cử tri tại TP. Hà Nội, sáng ngày 3/12/2024.

Là người có uy tín trong cộng đồng người Hà Nhì, sống ở nơi ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào, cụ ông Pờ Dần Sinh, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé nói bằng cả sự trải nghiệm của đời mình. Ông bảo: Tôi từng chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại, sự đổi thay kỳ diệu của đất nước, trong đó có Điện Biên. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng từ thời kỳ lập nước đến nay, người Hà Nhì thật may mắn, được sống trong đất nước này…

3(1).jpg
Cán bộ Đồn Biên phòng Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân

Nhớ những thập niên 70, thế hệ chúng tôi không thể nào hình dung ra cuộc sống của ngày hôm nay. Ngày ấy, bản của tôi phần lớn là người mù chữ. Chữ không biết thì nào mơ gì đến ánh sáng văn minh(!?) Quanh năm mây phủ hoang vu, đường đi lại khó khăn, xuống huyện phải mất cả tuần đi bộ. Bây giờ, cơ sở hạ tầng, giao thông, điện thắp sáng, y tế, giáo dục…hầu như tất cả mọi mặt đời sống người dân đều được nâng lên. Đặc biệt, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách an sinh…Các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình xây dựng nông thôn mới… Đảng, Nhà nước đã rất trú trọng quan tâm đến đồng bào DTTS như chúng tôi. Mới thấy rằng, sự cống hiến của cá nhân tôi cả một đời theo Đảng và các thế hệ con cháu tôi bây giờ hay sau này cũng sẽ không bao giờ là đủ…

Quá Ngọ, ông Sinh vẫn kể về những ngày cha ông cùng bộ đội biên phòng tiễu phỉ, bảo vệ chủ quyền biên giới. Và cả những câu chuyện mà cách đây chưa lâu năm 2011, tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, một bộ phận người Mông, nghe lời xúi giục của kẻ xấu. Mười mấy nghìn người từ các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Đắc Lắk dắt nhau về với một khát vọng mơ hồ chờ đón “vua ra” để cùng nhau lên thiên đàng; không cần phải làm cũng có ăn… Con đường độc đạo đến Huổi Khon bị cô lập, người dân Mông phong tỏa dựng trạm gác trái phép khắp nơi… Cuối cùng, sau nhiều ngày đấu tranh khôn khéo của lực lượng vũ trang và lãnh đạo tỉnh, đoàn cán bộ cấp cao Trung ương. Người ở bản Huổi Khon đã được trấn át, thuyết phục đưa về quê hương cũ.

dsc-3986cj30309390-6375.jpg
Không gian văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên

Thiếu tá Lý A Tung, Trưởng Công an xã Nậm Kè, kể: Lúc ấy, vì tin theo kẻ xấu, chúng bảo ra Huổi Khon để đón vua, thành lập nhà nước riêng, ai đi sẽ được tiền…Thực tiễn chứng minh, dù muốn hay không quy luật hiển nhiên tồn tại; quá trình diễn biến của sự vật, tự nó đã nhanh chóng bộc lộ hết chân tướng, tự nó phơi bày hết thủ đoạn... Hoạt động truyền đạo chỉ là bức bình phong che đậy một âm mưu có tên gọi “Diễn biến hòa bình”, nhằm chia sẽ khối đại đoàn kết dân tộc, do kẻ xấu bày ra.

Ngày hôm nay, sau 10 năm trở lại Huổi Khon, mọi mặt đổi thay, con người tân tiến. Mường Nhé không còn nạn di cư tự do, trái phép… Khắp cung Tây Bắc đâu đâu cũng thấy bản làng yên vui no ấm, trẻ con đến trường, người già được quan tâm chăm sóc… tất thảy là nhờ ánh sáng niềm tin theo Đảng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Điện Biên: Son sắt một niềm tin
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO