Di tích quốc gia 'kêu cứu': Xã ra văn bản lạ, huyện nói bình thường

22/04/2017 00:00

(TN&MT) - Ông Chủ tịch xã ra 2 văn bản trái ngược nhau. Theo người dân, việc làm này đã tạo điều kiện cho di tích quốc gia bị xâm lấn.

(TN&MT) - Ông Chủ tịch xã ra 2 văn bản trái ngược nhau. Theo người dân, việc làm này đã tạo điều kiện cho di tích quốc gia bị xâm lấn.
 
Như đã đưa tin, thời gian qua, ban quản lý di tích quốc gia Đình Chùa Đức Hậu (ở Sóc Sơn, Hà Nội) kêu cứu về việc khu di tích này bị xâm hại nhiều năm nay nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa giải quyết. Những phản ánh của những người dân trong thôn Đức Hậu, việc một hộ dân lấn chiếm lối đi bao quanh bờ hồ đã khiến khuôn viên đình chùa trở nên méo mó, mất mỹ quan.
 
Ban quản lý di tích ở đây cho rằng, nguyên nhân của việc khu di tích bị xâm lấn là do sự dung túng, thiếu nhất quán của lãnh đạo xã cũng như thiếu trách nhiệm của chính quyền huyện Sóc Sơn. Điển hình là việc lãnh đạo xã ra văn bản tiếp tay cho sai phạm.
 
Theo hồ sơ do Ban quản lý cung cấp, khuôn viên khu di tích đã được xác định từ năm 1987, trong đó đã khoanh rõ lối đi ven bờ hồ. Vậy nhưng vào năm 2012, khi đang là Phó Chủ tịch UBND xã Đức Hòa, ông Nguyễn Văn Độ ký một văn bản và xác nhận vào bản đồ khoanh vùng rằng: Lối đi ven hồ là "Lối đi chung".
 
Văn bản do ông Độ (PCT xã Đức Hòa) ký năm 2012
Văn bản do ông Nguyễn Văn Độ (PCT xã Đức Hòa) ký năm 2012
 
Đến tháng 3/2016, sau nhiều kiến nghị của Ban quản lý di tích, ông Nguyễn Văn Độ (khi này đã là Chủ tịch UBND xã Đức Hòa) ra một văn bản báo cáo lên huyện Sóc Sơn, phủ nhận hoàn toàn văn bản cách đó 4 năm: "Lối đi chung" kia là phần ông Nhân lấn chiếm của khu di tích.
 
Đại diện ban quản lý cho biết, chính văn bản năm 2012 của ông Độ là cơ sở để gia đình ông Nguyễn Văn Nhân (trong thôn) bịt lối đi của khu di tích mà mở thành đường đi riêng của nhà mình và đến nay không chịu phá bỏ.
 
Mặc dù đã ra văn bản sửa sai nhưng suốt 1 năm qua, ông Độ cũng như lãnh đạo xã Đức Hòa chưa có động thái nào giải quyết hậu quả.
 
Giải thích với PV việc ra 2 văn bản trái ngược, ông Nguyễn Văn Độ khẳng định, văn bản năm 2012 của mình không sai. "Lối đi chung" có nghĩa là lối đi chung của khu di tích chứ không phải là chung với gia đình ông Nhân. Văn bản năm 2016 mà ông ký là để xác nhận rõ hơn điều đó.
 
Văn bản do ông Nguyễn Văn Độ (CT xã Đức Hòa) ký năm 2016
Văn bản do ông Nguyễn Văn Độ (CT xã Đức Hòa) ký năm 2016
 
Về vấn đề này, ông Lê Hữu Mạnh (Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn) cho rằng, việc ông Chủ tịch xã Đức Hòa ra 2 văn bản trái ngược như vậy là bình thường. Theo ông Mạnh, nếu văn bản trước không đúng, lãnh đạo có thể ra văn bản để phủ nhận văn bản đó. 
 
Ông Mạnh cũng cho biết, huyện chỉ xem xét ông chủ tịch UBND xã Đức Hòa ký văn bản có trái thẩm quyền hay không hoặc văn bản đó gây sai phạm đến mức độ nào. 
 
Trước đó, báo Tài nguyên & Môi trường có bài viết phản ánh việc tranh chấp đất đai của một hộ dân với khu đình chùa đã diễn ra nhiều năm, được những người dân phản ánh tại rất nhiều hội nghị nhưng không có cơ quan nào giải quyết. Trong đơn người dân phản ánh: "Có hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm". 
 
Khi PV báo Tài nguyên & Môi trường liên hệ, từ huyện Sóc Sơn đến xã Đức Hòa, vẫn chưa có cơ quan nào trả lời rõ ràng về vấn đề này. Trong khi xã ngồi chờ quyết định từ huyện, cơ quan chức năng của huyện lại nói rằng việc này thuộc trách nhiệm của xã.
 
Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Sóc Sơn cho rằng vấn đề liên quan di tích văn hóa nên do Phòng Văn hóa chủ trì. Phòng Văn hóa lại ngồi chờ xác minh của Phòng TN&MT và thanh tra xây dựng. Tuy nhiên, lãnh đạo Phòng TN&MT nói rằng Phòng mới chỉ tham gia 1 cuộc họp, còn số liệu đất đai thì... không biết.
 
Theo người già trong làng, khu di tích đình chùa Đức Hậu hàng trăm năm tuổi bị xâm phạm báng bổ là vấn đề rất nghiêm trọng. Nhưng họ không hiểu sao chính quyền địa phương lại tỏ ra thờ ơ với chuyện này.
 
Ngọc Vân - Thái Bảo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Di tích quốc gia 'kêu cứu': Xã ra văn bản lạ, huyện nói bình thường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO