(TN&MT) - Mỗi dịp tết đến xuân về, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật mang đậm nét truyền thống của dân tộc lại được tổ chức tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Trong đó, phong tục mang nhiều ý nghĩa là xin chữ đầu năm nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân.
Tại đây sau khi thực hiện nghi lễ dâng hương và tham quan tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, người dân Thủ đô lại nô nức sang phía hồ Văn để xin chữ hay câu đối, gửi gắm những ước mơ, hy vọng đầu xuân. Hội chữ xuân 2018 hay còn gọi là phố ông đồ được tổ chức tại khu vực hồ Văn (khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội). Đây cũng là năm thứ hai, phố ông đồ được các cơ quan chức năng tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân đi xin chữ. Năm nay, ban tổ chức đã bố trí với 63 gian hàng để các ông đồ cho chữ.
Việc đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám để xin chữ cầu may đã trở thành nét văn hóa đặc biệt có ý nghĩa của người Việt.
Dưới đây là hình ảnh phản ánh một số hoạt động văn hóa truyền thống tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Trong đó, không thể thiếu là tục xin chữ đầu năm.
Tại đây sau khi thực hiện nghi lễ dâng hương và tham quan tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, người dân Thủ đô lại nô nức sang phía hồ Văn để xin chữ hay câu đối, gửi gắm những ước mơ, hy vọng đầu xuân. Hội chữ xuân 2018 hay còn gọi là phố ông đồ được tổ chức tại khu vực hồ Văn (khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội). Đây cũng là năm thứ hai, phố ông đồ được các cơ quan chức năng tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân đi xin chữ. Năm nay, ban tổ chức đã bố trí với 63 gian hàng để các ông đồ cho chữ.
Việc đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám để xin chữ cầu may đã trở thành nét văn hóa đặc biệt có ý nghĩa của người Việt.
Dưới đây là hình ảnh phản ánh một số hoạt động văn hóa truyền thống tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Trong đó, không thể thiếu là tục xin chữ đầu năm.