Công tác dự báo đã góp phần quan trọng trong chủ động giảm thiểu thiệt hại do thiên tai

Khải Minh| 16/05/2020 10:46

(TN&MT) - Tại Hội nghị trực tuyến về phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn vừa diễn ra chiều qua (15/5) tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định, công tác dự báo được thực hiện kịp thời, nhanh chóng và sớm đã góp phần giúp cả hệ thống chính trị vào cuộc ứng phó chủ động, giảm thiểu thiệt hại trong thiên tai.

Báo cáo của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường tại hội nghị cho thấy, năm 2019, thiên tai không diễn ra dồn dập và khốc liệt nhưng mang nhiều dị thường, khốc liệt hơn những năm qua. Một số trận thiên tai cực đoan điển hình như mưa lớn tại Phú Quốc, TP Vinh (Nghệ An)… gây ngập lụt bất thường tại các khu vực trên.

Từ đầu năm 2020 đến nay, thiên tai tiếp tục diễn biến cực đoan, bất thường, trên cả nước đã xảy ra 7 đợt dông lốc, mưa đá diện rộng tại nhiệt độ ngày 24/4 tại Hà Nội xuống 16,5 độ, thấp nhất trong 50 năm gần đây; nhiều trận động đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, lún sụt diễn biến phức tạp tại ĐBSCL… gây thiệt hại về người và của.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị trực tuyến phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chiều 15/5

Theo nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến năm 2020 xuất hiện khoảng 11 – 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông, trong đó có khoảng 5 – 6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, bão tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam trong những tháng nửa cuối năm 2020; lũ tại các sông khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ở mức Báo động 1. 2.., tình hình hạn hán, xâm nhập mặn cũng đã tạo ra một lịch sử mới, khốc liệt hơn cả đợt hạn mặn lịch sử năm 2015 – 2016, cho thấy sự biến đổi thời tiết vô cùng phức tạp.

Trong khi đó, năm 2020 là năm nóng hơn trung bình, kéo dài số năm nóng nhất liên tiếp thêm 1 năm nữa. Nhiệt độ tăng cao, dấu hiệu cho thấy khả năng thiên tai năm 2020 khốc liệt, phức tạp và khó lường, nhận định chung cho thấy, ở Việt Nam, khô hạn thiếu nước vào nửa đầu năm, mưa nhiều bão lũ vào nửa cuối năm nhất là Trung Trung Bộ, 10 – 13 cơn bão, có 5 – 6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền của Việt Nam, tập trung ở khu vực Trung Bộ, nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm, số ngày nắng nóng gay gắt không nhiều như năm 2019, dông lốc thường xuyên xuất hiện vào thời kỳ giao mùa, mùa mưa đến muộn, lũ trên các sông.

Năm 2020 ít có khả năng lũ sớm ở đầu nguồn sông cửu long, thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm, thời gian xuất hiện vào nửa cuối năm 2020. Mùa Đông năm 2020 – 2021 khả năng bắt đầu sớm, giá rét sẽ bắt đầu vào những tháng cuối năm – đầu năm 2021. Trung Bộ diễn ra tình trạng nắng nóng, kéo dài từ 15/5 – hết 22/5 nền nhiệt cao nhất khỏang 38 độ, phía Tây khoảng 39 – 40 độ. Tổng cục KTTV sẽ bám sát để dự báo cho người dân.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia của thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai và BĐKH, lịch sử phát triển của Việt Nam luôn gắn liền với sự hình thành của người dân, gắn liền với thiên tai. Thuỷ hoả đạo tặc thì nước lũ là sức mạnh đầu tiên có thể tác động đến đời sống nhân dân. Thiên tai hiện nay diễn biến ngày càng cực đoan, dị thường, trái quy luật, bão mạnh, siêu bão, mưa lớn, ngập lụt diện rộng, rét đậm rét hại, sạt lở… xảy ra trên khắp vùng miền cả nước, trong suốt cả năm…

Tuy vậy, Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2020 là năm được mùa của Việt Nam, trong điều kiện thời tiết khí hậu biến đổi gay gắt, do công tác dự báo sớm, Việt Nam đã chuyển đổi mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nước ta năm nay khả năng sẽ đứng đầu thế giới về xuất khẩu lương thực. Tự do lưu thông xuất khẩu lương thực, được mùa được giá để giải quyết đời sống cho người nông dân.

Trong thời gian qua, nhờ công tác dự báo sớm, thông tin sớm, nên công tác phòng chống thiên tai của Việt Nam chủ động hơn. Đặc biệt là trong công tác phòng chống thiệt hại của hạn mặn tại ĐBSCL, nhờ dự báo sớm, nên mặc dù năm 2020 là năm hạn mặn lịch sử, nhưng Việt Nam đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho người dân.

Đánh giá cao công tác truyền thông trong thiên tai, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh việc tiếp tục chú trọng công tác truyền thông, thông tin sớm cho người dân và các cấp chính quyền.

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến 

Người dân tự trang bị kiến thức, hạn chế thiệt hại là vô cùng quan trọng

Với tình trạng thiên tai trên thế giới như hiện nay, Thủ tướng nhấn mạnh công tác phòng chống thiên tai là nhiệm vụ thường xuyên, phải được quán triệt. Đặc biệt năm 2020 này phải được dự báo, 11 – 13 cơn bão, trong đó 5 cơn đổ bộ vào biển Đông, đặc biệt là phía Nam, nơi chưa có nhiều kinh nghiệm chống mưa bão. Phải chủ động phòng chống thiên tai trong thời gian tới. Các TW, địa phương nghiên cứu, theo dõi chặt chẽ dự báo, diễn biến sát tình hình, không để chủ quan ở bất cứ cấp nào, đảm bảo an toàn cho nhân dân là hàng đầu. Cần khẩn trương hoàn thành, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả, kịp thời và đặc biệt ứng dụng KHCN đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phòng chống thiên tai của các địa phương. Không để tình trạng lúng túng trong phòng chống thiên tai.

Đồng thời, rà soát, hoàn thiện các phương án ứng phó thiên tai tìm kiếm cứu nạn, tinh thần 4 tại chỗ mà cha ông ta đã vận dụng. Nhất là các trận lũ quét, lũ lớn, bão lớn, đổ bộ khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo là vấn đề quan trọng trong dự báo, đặc biệt là của Bộ TN&MT, Tổng cục KTTV, tăng cường hợp tác quốc tế trong dự báo.

Bên cạnh đó, đầu tư nâng cao khả năng chống chịu thiên tai của các hệ thống đê điều, các vùng ảnh hưởng bởi thiên tai. Đẩy mạnh ứng dụng KHCN, giám sát công tác tìm kiếm cứu nạn, nhanh chóng, kịp thời, chính xác.

Thủ tướng yêu cầu nâng cao năng lực các quân khu, quân đoàn, sư đoàn là lực lượng quan trọng trong huy động lực lượng phương tiện tham gia bảo vệ tính mạng, tài sản, đặc biệt là các công trình khi xảy ra thiên tai. Phối hợp kiểm tra xử lý nghiêm vi phạm về đê điều, lấn chiếm, khai thác cát sỏi trái phép… Bộ GTVT triển khai phương án đường sắt, đường thuỷ, an toàn giao thông trong mưa bão.

Bộ Công Thương đảm bảo hàng hoá, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân Bộ xây dựng cần quy hoạch các vùng, các khu dân cư, các điểm phòng chống thiên tai.

Các địa phương trong cả nước là quan trọng, nhân tố quyết định trong việc huy động lực lượng, nhận thức trong cộng đồng trong công tác phòng chống thiên tai, không để tình trạng xảy ra hậu quả rồi mới. Các địa phương cần chủ động công tác nghiên cứu cơ bản, công tác quy hoạch để phòng chống thiên tai. Củng cố lực lượng trong phòng chống thiên tai, tổ chức truyền thông trong cộng đồng nâng cao ý thức phòng chống thiên tai cho người dân. Phòng chống thiên tai là mặt trận không ngưng nghỉ để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, thành quả của đất nước. Chủ động, tích cực để thành công trong công tác phòng chống thiên tai.

Những kiến nghị, đề xuất của ngành Khí tượng thuỷ văn 

Để tăng cường công tác KTTV phục vụ hiệu quả phát triển KT-XH, đặc biệt là trong công tác PCTT, Tổng cục KTTV đã  kiến nghị và đề xuất một số vấn đề lớn như :

Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin số liệu về cơ sở hạ tầng, hoạt động phát triển KT-XH để phục vụ công tác dự báo, cảnh báo tác động của thiên tai, đặc biệt lũ quét, sạt lở đất. Khoa học và thực tiễn cho thấy, muốn dự báo được, ngoài những thông tin KTTV thì cần thiết phải có nhiều thông tin về địa chất, quy hoạch giao thông vận tải, xây dựng, dân cư, các chương trình, dự án phát triển KT-XH có liên quan, tác động tới điều kiện KTTV…

Xã hội hóa, đa dạng hóa nguồn lực cho hoạt động KTTV là xu thế chung, tất yếu của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ có trình độ phát triển cao trên thế giới, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của khối tư nhân để tăng cường phục vụ cho công tác phát triển KT-XH, PCTT. Tổng cục KTTV xin kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng quy mô, phương thức và loại hình xã hội hóa hoạt động KTTV, từ đầu tư trạm quan trắc, thu hút tư nhân tham gia dự báo KTTV phục vụ phát triển KT-XH, đến mạnh dạn cho phép thí điểm hợp tác công tư để khai thác hiệu quả cơ sở vật chất hiện Ngành KTTV đang được quản lý, sử dụng. Việc xã hội hóa chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ của ngành KTTV trong PCTT, phát triển bền vững trong thời gian tới, tăng tính tự chủ của Ngành, giảm sự phụ thuộc vào kinh phí từ ngân sách Nhà nước.

Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy cần lưu ý xem xét bổ sung chức năng, nhiệm vụ, đồng thời bố trí đầu mối, cán bộ kiêm nhiệm có hiểu biết, kinh nghiệm về KTTV, PCTT để theo dõi, đánh giá và tích hợp thông tin, dữ liệu KTTV vào trong quá trình xây dựng, điều hành chính sách, chiến lược, quy hoạch đối với ngành, lĩnh vực, phát triển bền vững, phục vụ PCTT. Vì thông tin, dữ liệu KTTV cần phải được xác định đúng với tính chất thực tế là nguồn tài nguyên số, một trong những dữ liệu “đầu vào” quan trọng để xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, PCTT của các ngành, địa phương.

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Công tác dự báo đã góp phần quan trọng trong chủ động giảm thiểu thiệt hại do thiên tai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO