Quốc tế cùng bắt tay hành động
Chúng ta đều nhận thức rằng, rác thải nhựa là một trong những đe dọa lớn nhất của đại dương thế giới, đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, xã hội tại các vùng biển và vùng bờ biển như: du lịch, nghỉ dưỡng, môi trường, sức khỏe và sự an toàn của con người… Chính vì vậy, việc giải quyết vấn nạn “ô nhiễm trắng” trên biển là thách thức của thế kỷ 21. Để giải quyết vấn đề này, thời gian qua, Việt Nam và các nước trên thế giới đã cùng nhau bàn các giải phát để kiểm soát tiến tới chấm dứt ô nhiễm nhựa với việc cùng tham gia Thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa vừa được quyết nghị tại Hội nghị của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc vào tháng 2/2022.
Tại hội nghi này, tất cả các quốc gia trên thế giới tham dự sự kiện đều thể hiện tinh thần quyết tâm thực hiện một thỏa thuận toàn cầu về giảm nhựa và bảo vệ môi trường sinh thái. Inger Andersen - Giám đốc Điều hành UNEP nhận định, sự kiện này đánh dấu một chiến thắng của hành tinh Trái Đêët àöëi vúái chêët deo sử dụng một lần. Đây là thỏa thuận đa phương về môi trường quan trọng nhất kể từ hiệp định Paris, là chính sách bảo hiểm cho thế hệ này và những thế hệ tương lai, để con người có thể sống với nhựa mà không bị tiêu diệt bởi nhựa.
Đại diện phía Nhật Bản, nước có bản Dự thảo Nghị quyết đóng góp vào dự thảo Nghị quyết cuối cùng thỏa thuận toàn cầu về chấm dứt nhựa cũng đã đánh giá: “Nghị quyết rõ ràng sẽ đưa chúng ta hướng tới một tương lai không có ô nhiễm nhựa, kể cả trong môi trường biển. Cùng nhau, chúng ta hãy cùng nhau tiến lên khi chúng ta bắt đầu các cuộc đàm phán hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn không còn ô nhiễm nhựa. "
Modesto Montoya - Bộ trưởng Bộ Môi trường Peru cũng nêu quyết tâm của mình: "Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ nhận được từ các Quốc gia khác nhau trong quá trình đàm phán này, Peru sẽ thúc đẩy một thỏa thuận mới nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm nhựa, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và giải quyết toàn bộ vòng đời của nhựa".
Việt Nam nỗ lực triển khai nhiều giải pháp
Hiện nay, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam, đơn vị được giao chủ trì thực hiện các chương trình, dự án giảm phát ô nhiễm nhựa đang khẩn trương thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030. Kế hoạch bao gồm 5 nội dung - quan trọng đó là: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; Thu gom, phân loại, xử lý và kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn; Hợp tác Quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương; Rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa đại dương; Tổ chức triển khai, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Quyết định số 1746/QĐ-TTg.
Đồng thời, tích cực triển khai thực hiện Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương với 6 nhiệm vụ chính: Xây dựng năng lực chuẩn bị đàm phán; Thu thập thông tin, thiết lập cơ sở dữ liệu; Bố trí nguồn lực công tác chuẩn bị đàm phán; Thiết lập cơ chế điều phối; Huy động hỗ trợ trong nước và quốc tế; Tăng cường vai trò, trách nhiệm Quốc gia.
Bên cạnh đó, cùng mạng lưới đối tác và các bên liên quan về vấn đề rác thải nhựa đại dương để thực hiện các dự án và chương trình tại các tỉnh thành ven biển và các huyện, thành phố đảo. Thông qua đó, đã thúc đẩy được sự tham gia và kết nối cơ hội hợp tác, đồng thời, thể hiện quan điểm cấp tiến và những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa toàn cầu. Tin rằng, trong thời gian không xa, với sự nỗ lực của mình và chung tay của cộng đồng Quốc tế, sẽ mang lại cho biển khơi một môi trường sinh thái phong phú, trong lành như vốn có.