Tại buổi lễ, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những kết quả của chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2019, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã và đang ứng phó với đại dịch COVID-19.
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam: “PAPI 2019 có nhiều phát hiện quan trọng”
Từ năm 2011 - 2019, công tác quản trị cấp tỉnh đã có sự cải thiện đáng kể; đồng thời, các phát hiện của báo cáo chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2019 tiếp tục kêu gọi sự quan tâm lâu dài và bền vững đến mối liên hệ giữa phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
Báo cáo PAPI 2019 chỉ ra rằng việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính và thúc đẩy quản trị điện tử cần được ưu tiên trong chương trình đổi mới của chính phủ.
Chỉ số PAPI nêu cao giá trị của người dân và khả năng người dân trong đánh giá hiệu quả quản trị công của chính quyền cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu, kì vọng của người dân.
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam |
Trong hơn 1 thập niên qua, chỉ số PAPI đã thu thập và phân tích quan điểm, trải nghiệm của hơn 130.000 người dân Việt Nam để đánh giá nỗ lực của chính quyền trong thúc đẩy cơ sở, cải cách hành chính công, kiểm soát tham nhũng, trách nhiệm với người dân và bảo vệ môi trường. Đây là những nỗ lực vô cùng quan trọng để Việt Nam phát triển bền vững.
PAPI 2019 có nhiều phát hiện quan trọng. Trong 2 nhiệm kỳ chính phủ từ năm 2011 - 2019, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp tỉnh không ngừng được cải thiện và hầu hết cải thiện theo từng năm, trong đó đáng kể nhất là kiểm soát tham nhũng...
Bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam: Cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề về giới và nghèo đói
Dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực, buộc chúng ta phải thích nghi với cách làm mới và giao tiếp thông qua phương tiện khác nhau. Cách tiếp cận mới lạ này sẽ khuyến khích đối thoại và trao đổi quan điểm với tấc cả lãnh đạo tỉnh, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu.
Lý do chính Australia hỗ trợ chương trình là: Xây dựng chính sách công, sự phản hồi từ người dân là công cụ đánh giá quan trọng đối với Chính phủ và trách nhiệm giải trình.
Bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam |
Ngoài ra, PAPI chỉ ra những lĩnh vực cần cải thiện bao gồm: tinh giản thủ tục hành chính công, cải thiện về triển khai chính phủ điện tử và giải quyết tham nhũng vặt như người dân phản ánh.
Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề về giới và nghèo đói. Cuộc bầu cử Quốc hội chưa có sự tham gia của nữ giới, cần giải quyết hơn về sự chênh lệch về cơ hội cho phụ nữ được bầu vào các vị trí lãnh đạo. Do cuộc khủng hoảng của dịch COVID-19 nên có sự chênh lệch lớn trong kinh tế Việt Nam, do đó cần có chính sách phù hợp để cải thiện vấn đề này.
TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: “Nghiên cứu, phân tích quản trị và hành chính công - kênh thông tin quan trọng phản ánh nguyện vọng người dân”
Một trong số những mục tiêu mà Chính phủ hướng tới là một chương trình cải cách hành chính xây dựng hế thống nhà nước từ Trung ương đến các cơ sở trong sạch, vững mạnh, hiện đại...
Trên thực tế cần quan tâm đến quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích của dân tộc và đất nước, do vậy việc nghiên cứu, phân tích quản trị và hành chính công là một kênh thông tin quan trọng không chỉ phản ánh tâm tư nguyện vọng của người dân mà còn phản ánh hiệu quả hoạt động quản trị và hành chính công giúp nhà chính sách điều chỉnh kịp thời và hiệu quả, phù hợp với nhu cầu tiễn.
TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cam kết tham gia hỗ trợ PAPI vì mục tiêu của dự án, góp phần nâng cao hiệu quả của cải cách hành chính nhà nước.
Trong thời gian vừa qua, dự án đang ngày càng được nhiều cơ quan quan tâm, nghiên cứu từ Trung ương đến địa phương tham khảo, phục vụ cho công tác chỉ đạo của Thanh Tra Chính phủ.
GS. TS Edmund Malesky thuộc nhóm nghiên cứu PAPI: “Nỗ lực to lớn của Việt Nam trong cải thiện quản trị công đã bảo vệ được sinh mạng của người dân trong đại dịch”
Ngay từ những ngày đầu xây dựng chỉ số PAPI tại một văn phòng nhỏ, mục tiêu của nhóm nghiên cứu PAPI là xây dựng một thước đo rõ ràng thực tiễn về trải nghiệm của người dân về chính quyền địa phương của mình.
Bên cạnh việc cung cấp một chuẩn mực rõ ràng và hình mẫu để thực hiện tốt nhất ở địa phương, nhóm nghiên cứu hy vọng đưa ra một góc nhìn khác về quản trị hành chính công, cho thấy hàng ngày người dân sử dụng thủ tục hành chính như thế nào, trải nghiệm dịch vụ công ra sao tại địa phương của mình.
Báo cáo PAPI năm nay cho thấy thử nghiệm 10 năm trước là một thành công to lớn. Chỉ số PAPI gốc bao gồm những lĩnh vực nội dung không thay đổi từ năm 2019 cho thấy rõ ràng rằng công tác quản trị nhà nước đã cải thiện rất nhiều cho hầu hết mọi người dân ở Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực nội dung được đánh giá.
GS. TS Edmund Malesky thuộc nhóm nghiên cứu PAPI – nhà nghiên cứu lâu năm về cải cách kinh tế ở Việt Nam |
Việt Nam đã ứng phó với dịch COVID-19 và đạt được những kết quả vượt xa nhiều nước khác trên thế giới. Điều này không chỉ là một sự tình cờ. Các chuyên gia y tế quốc tế đã khen ngợi Việt Nam về những lĩnh vực cải cách đạt được cải thiện nhiều nhất trong 10 năm thực hiện PAPI. Trong đó phải kể đến: tăng cường công khai minh bạch về các quy trình hoạt động và chính sách của chính phủ; tăng cường trách nhiệm giải trình với người dân và giảm tham nhũng vặt, đặc biệt là trong ngành y tế.
Trong giai đoạn cực kỳ khó khăn này, chỉ số PAPI năm nay nhắc nhở chúng ta rằng những nỗ lực to lớn của Việt Nam trong việc cải thiện quản trị công cho người dân đến tận cấp cơ sở đã bảo vệ được sinh mạng của người dân Việt Nam trong đại dịch này.