(TN&MT) - Theo thông kê trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, có khoảng 2.000 cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm. Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là đã có nhiều cây cổ thụ được vinh danh là cây di sản của Việt Nam, qua đó được gìn giữ, bảo tồn, tạo không gian xanh cho thành phố hơn nghìn năm tuổi.
Những ai có dịp được về thăm làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội sẽ bắt gặp ngay hình ảnh xanh mát của rặng duối cổ gồm 18 cây, đặc biệt nơi đây vào dịp hè thường xuyên là điểm đến yêu thích của người già, trẻ nhỏ trong làng đến đây để nghỉ ngơi, hóng mát và thư giãn.
Cách rặng duối cổ một đoạn không xa là khu di tích đền - đình lăng vua Ngô Quyền. Theo sử sách còn lưu lại tại di tích, khu vực rặng duối cổ là nơi vua Ngô Quyền buộc voi, ngựa chiến sau những cuộc tập trận cùng nghĩa quân trước khi tiến về vùng cửa sông Bạch Đằng đánh quân Nam Hán.
Ông Nguyễn Minh Phong – Sinh sống trong làng cổ Đường Lâm cho biết: Đã có nhiều các công trình nghiên cứu, khảo sát của các nhà khoa học nhận định 18 cây duối cổ tại đây đều có kích thước cao to rất hiếm gặp với tuổi thọ trên dưới 1.000 năm. Không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, rặng duối cổ đã trở thành “báu vật” của làng và được nhân dân luôn tôn kính, coi rặng duối như vị thần bao bọc, chở che cho lăng Ngô Vương và cư dân làng cổ. Xưa, rặng duối là nơi nghỉ chân của bà con sau những giờ đồng áng, là nơi trai gái hò hẹn nhau những đêm trăng thanh, gió mát. Ngày nay, rặng duối cổ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, trở thành điểm đến thăm quan du lịch thú vị của du khách trong hành trình khám phá làng cổ Đường Lâm.
Cũng trên địa bàn thị xã Sơn Tây, nhưng là tại khu di tích Đền Và (Đông Cung) nằm trên địa bàn phường Trung Hưng thờ Tản Viên Sơn Thánh - vị thánh đứng đầu trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ngôi đền nằm trên một quả đồi thấp thế hình con rùa đang bơi về phía mặt trời mọc. Đặc biệt, nơi đây có khu rừng lim cổ thụ gồm 242 cây uớc tính hơn 1000 năm tuổi tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
Tại đây có những gốc lim to, đường kính hơn một mét phải 2 đến 3 người ôm mới xuể. Lim là giống gỗ quý thuộc hàng tứ thiết, sắc tía đen, rắn chắc như đá, dùng làm nhà cửa, chùa, quán, thuyền bè, đồ đạc. Người dân trong vùng cũng như khách thập phương khi tới chiêm bái, lễ Thánh tại Đền Và luôn có ý thức gìn giữ cây, do đó rừng lim được bảo vệ nghiêm ngặt. Ngoài ra, rừng lim cổ thụ còn rất gần gũi với đời sống tinh thần của người dân nơi đây, tạo nên nét đẹp hài hòa về cảnh quan, giữ gìn môi trường sinh thái, tôn vinh thêm giá trị lịch sử của khu di tích. Với những giá trị của mình, 85 cây lim cổ thụ cùng 2 cây ngọc lan và 2 cây đại tại khu di tích lịch sử Đền Và đã được Hội bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản.
Xuôi về địa phận quận Hà Đông tại miếu làng Vạn Phúc, nơi có một quần thể cây xanh quanh năm tạo không khí trong lành, xanh mát cho cả khu vực. Đặc biệt tại đó có cây đa đại thụ, mà theo các cụ cao niên trong làng thì cây đa này không chỉ tượng trưng cho ý chí bất khuất của người dân nơi đây mà còn là nơi hội tụ linh khí của làng. Vào những năm kháng chiến chống Pháp, gốc đa là hộp thư bí mật, nơi cất giấu nhiều tài liệu bí mật của Đảng. Năm 1941, miếu làng Vạn Phúc là địa điểm hội họp của Đoàn Thanh niên cứu quốc xã... Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cũng đã công nhận 6 cây tại đình, chùa, miếu làng Vạn Phúc, gồm: Cây duối, cây rụt, cây đa, cây nhãn, cây bàng là cây di sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, trên các địa bàn các quận, huyện khác của thủ đô, điển hình như quận Tây Hồ một trong những địa phương có nhiều cây được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam xếp hạng, gắn bia "Cây di sản" cho cụm 9 cây muỗm có tuổi đời trên 900 năm tại đền Voi Phục, phố Thụy Khuê...
Qua tìm hiểu, được biết trước khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có khoảng 715 cây cổ thụ, chủ yếu trong nội đô. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, thủ đô có khoảng 2.000 cây cổ thụ, phân bố ở khắp các địa phương. Cụ thể, Hà Nội có 17/30 quận, huyện, thị xã có cây di sản. Trong đó, một số cây có giá trị cao, tuổi đời rất lớn, từ 900 đến 1.000 năm như: Cây đa xóm Rùa, xã Vân Hòa (huyện Ba Vì), cây trôi thôn Giữa Quýt, xã Tuy Lai (huyện Mỹ Đức), cây đa ở làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông)...
Đây có thể nói là nguồn di sản thiên nhiên vô cùng quý giá, là nguồn gen thực vật, có sức chống chịu, thích nghi với những biến cố của thời gian và gắn bó với người dân địa phương nói riêng, người Hà Nội nói chung qua bao thế hệ.
Đặc biệt, sau khi được công nhận cây di sản, người dân địa phương hiểu hơn về giá trị của cây xanh; việc quản lý, chăm sóc, bảo vệ cây cổ thụ được chính quyền các địa phương và người dân quan tâm hơn. Qua đó, người dân thủ đô không chỉ góp công, góp sức trồng thêm cây xanh mà còn nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ cây xanh đang có.
Những ai có dịp được về thăm làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội sẽ bắt gặp ngay hình ảnh xanh mát của rặng duối cổ gồm 18 cây, đặc biệt nơi đây vào dịp hè thường xuyên là điểm đến yêu thích của người già, trẻ nhỏ trong làng đến đây để nghỉ ngơi, hóng mát và thư giãn.
Cách rặng duối cổ một đoạn không xa là khu di tích đền - đình lăng vua Ngô Quyền. Theo sử sách còn lưu lại tại di tích, khu vực rặng duối cổ là nơi vua Ngô Quyền buộc voi, ngựa chiến sau những cuộc tập trận cùng nghĩa quân trước khi tiến về vùng cửa sông Bạch Đằng đánh quân Nam Hán.
Ông Nguyễn Minh Phong – Sinh sống trong làng cổ Đường Lâm cho biết: Đã có nhiều các công trình nghiên cứu, khảo sát của các nhà khoa học nhận định 18 cây duối cổ tại đây đều có kích thước cao to rất hiếm gặp với tuổi thọ trên dưới 1.000 năm. Không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, rặng duối cổ đã trở thành “báu vật” của làng và được nhân dân luôn tôn kính, coi rặng duối như vị thần bao bọc, chở che cho lăng Ngô Vương và cư dân làng cổ. Xưa, rặng duối là nơi nghỉ chân của bà con sau những giờ đồng áng, là nơi trai gái hò hẹn nhau những đêm trăng thanh, gió mát. Ngày nay, rặng duối cổ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, trở thành điểm đến thăm quan du lịch thú vị của du khách trong hành trình khám phá làng cổ Đường Lâm.
Cũng trên địa bàn thị xã Sơn Tây, nhưng là tại khu di tích Đền Và (Đông Cung) nằm trên địa bàn phường Trung Hưng thờ Tản Viên Sơn Thánh - vị thánh đứng đầu trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ngôi đền nằm trên một quả đồi thấp thế hình con rùa đang bơi về phía mặt trời mọc. Đặc biệt, nơi đây có khu rừng lim cổ thụ gồm 242 cây uớc tính hơn 1000 năm tuổi tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
Tại đây có những gốc lim to, đường kính hơn một mét phải 2 đến 3 người ôm mới xuể. Lim là giống gỗ quý thuộc hàng tứ thiết, sắc tía đen, rắn chắc như đá, dùng làm nhà cửa, chùa, quán, thuyền bè, đồ đạc. Người dân trong vùng cũng như khách thập phương khi tới chiêm bái, lễ Thánh tại Đền Và luôn có ý thức gìn giữ cây, do đó rừng lim được bảo vệ nghiêm ngặt. Ngoài ra, rừng lim cổ thụ còn rất gần gũi với đời sống tinh thần của người dân nơi đây, tạo nên nét đẹp hài hòa về cảnh quan, giữ gìn môi trường sinh thái, tôn vinh thêm giá trị lịch sử của khu di tích. Với những giá trị của mình, 85 cây lim cổ thụ cùng 2 cây ngọc lan và 2 cây đại tại khu di tích lịch sử Đền Và đã được Hội bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản.
Xuôi về địa phận quận Hà Đông tại miếu làng Vạn Phúc, nơi có một quần thể cây xanh quanh năm tạo không khí trong lành, xanh mát cho cả khu vực. Đặc biệt tại đó có cây đa đại thụ, mà theo các cụ cao niên trong làng thì cây đa này không chỉ tượng trưng cho ý chí bất khuất của người dân nơi đây mà còn là nơi hội tụ linh khí của làng. Vào những năm kháng chiến chống Pháp, gốc đa là hộp thư bí mật, nơi cất giấu nhiều tài liệu bí mật của Đảng. Năm 1941, miếu làng Vạn Phúc là địa điểm hội họp của Đoàn Thanh niên cứu quốc xã... Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cũng đã công nhận 6 cây tại đình, chùa, miếu làng Vạn Phúc, gồm: Cây duối, cây rụt, cây đa, cây nhãn, cây bàng là cây di sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, trên các địa bàn các quận, huyện khác của thủ đô, điển hình như quận Tây Hồ một trong những địa phương có nhiều cây được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam xếp hạng, gắn bia "Cây di sản" cho cụm 9 cây muỗm có tuổi đời trên 900 năm tại đền Voi Phục, phố Thụy Khuê...
Qua tìm hiểu, được biết trước khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có khoảng 715 cây cổ thụ, chủ yếu trong nội đô. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, thủ đô có khoảng 2.000 cây cổ thụ, phân bố ở khắp các địa phương. Cụ thể, Hà Nội có 17/30 quận, huyện, thị xã có cây di sản. Trong đó, một số cây có giá trị cao, tuổi đời rất lớn, từ 900 đến 1.000 năm như: Cây đa xóm Rùa, xã Vân Hòa (huyện Ba Vì), cây trôi thôn Giữa Quýt, xã Tuy Lai (huyện Mỹ Đức), cây đa ở làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông)...
Đây có thể nói là nguồn di sản thiên nhiên vô cùng quý giá, là nguồn gen thực vật, có sức chống chịu, thích nghi với những biến cố của thời gian và gắn bó với người dân địa phương nói riêng, người Hà Nội nói chung qua bao thế hệ.
Đặc biệt, sau khi được công nhận cây di sản, người dân địa phương hiểu hơn về giá trị của cây xanh; việc quản lý, chăm sóc, bảo vệ cây cổ thụ được chính quyền các địa phương và người dân quan tâm hơn. Qua đó, người dân thủ đô không chỉ góp công, góp sức trồng thêm cây xanh mà còn nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ cây xanh đang có.