Cao tốc Hòa Bình - Sơn La đầu tư 50 nghìn tỷ đồng đi qua trung tâm thị trấn Cao Phong |
Lợi thế tuyến cao tốc Hòa Bình - Cao Phong - Sơn La
Cao Phong là một trong những huyện vùng cao thuộc tỉnh Hoà Bình, cách trung tâm Hà Nội 90 km. Tuy là huyện vùng cao nhưng nhờ đặc thù địa hình thoai thoải, khí hậu mát mẻ, Cao Phong trở thành huyện có lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó thế mạnh là trồng cam. 10 năm qua, nhờ xác định đúng mục tiêu, nông nghiệp đã trở thành trụ cột quan trọng đóng góp vào nền kinh tế Cao Phong, giúp thay đổi diện mạo cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.
Trên cơ sở tiềm năng sẵn có, Cao Phong xác định phát triển mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đây cũng là định hướng chung của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp hiện đại, từng bước dịch chuyển sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, áp dụng khoa học công nghệ
Trong tương lai, khi tuyến cao tốc Hòa Bình - Sơn La với tổng vốn đầu tư 51.000 tỷ đồng kết nối với Sân Bay Nà Sản (Sơn La) hoàn thành, Cao Phong sẽ là tâm điểm của mạng lưới kết nối liên tỉnh. Với hệ thống giao thông hoàn thiện, việc vận chuyển nông sản từ Cao Phong đến các tỉnh thành sẽ trở nên dễ dàng, góp phần giải quyết bài toán đầu ra của ngành nông nghiệp.
Cao Phong có gần 3.000 ha cây ăn quả có múi, sản lượng trung bình mỗi năm đạt 38.000 tấn, giá trị thu nhập bình quân đạt 350 triệu đồng/ha |
Bài học từ các nước trên thế giới, điển hình như Israel hay Hà Lan cho thấy, mô hình nông nghiệp công nghệ cao không chỉ góp phần mang đến con số ấn tượng vào tổng sản phẩm quốc dân mà còn đưa các quốc gia này thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn. Tại Iseael, với 8,5 triệu người và 70% là lãnh thổ sa mạc, khí hậu khắc nghiệt, nhưng chỉ tính 5 năm trở lại đây, giá trị sản xuất nông nghiệp của Israel luôn vượt con số 3,5 tỷ USD/năm, trong đó xuất khẩu chiếm trên 20%. Cũng nhờ mô hình nông nghiệp nghệ cao, tổng kim ngạch xuất khẩu bao gồm hàng hoá nông nghiệp Hà Lan đạt 100,8 tỷ euro, riêng xuất khẩu nông sản đạt kỷ lục 91,7 tỷ euro (tương đương 112 tỷ USD) (thống kê năm 2017).
Soi chiếu vào Cao Phong, địa phương này đang có nhiều tiềm năng trong ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp. Thống kê cho thấy, Cao Phong có gần 3.000 ha cây ăn quả có múi, sản lượng trung bình mỗi năm đạt 38.000 tấn, giá trị thu nhập bình quân đạt 350 triệu đồng/ha. Con số về sản lượng và doanh thu còn tiếp tục tăng khi Cao Phong áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đồng thời, nền nông nghiệp của Cao Phong sẽ tiếp tục đẩy nhanh theo mô hình công nghệ cao nhằm gia tăng hiệu quả và tính cạnh tranh của sản phẩm.
Cao Phong còn thành công trong mô hình du lịch trải nghiệm vườn cam, trung bình mỗi năm, huyện thu hút trên 160.000 lươt khách và đạt doanh thu hàng chục tỷ đồng |
Cao Phong - ngôi sao mới thu hút đầu tư tổng lực cho Hòa Bình
Bên cạnh trụ cột là nông nghiệp công nghệ cao, Cao Phong còn định hướng trở thành điểm đến của du lịch văn hoá, di sản và du lịch sinh thái. Trước đó, huyện đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, xác định các tuyến, cụm, điểm du lịch như tuyến Bình Thanh - Thung Nai - lòng hồ sông Đà; du lịch sinh thái hồ Hoà Bình… Về du lịch văn hoá, Cao Phong đang đẩy mạnh việc khôi phục các lễ hội truyền thống như: lễ hội Chiêng của người Mường, lễ hội Mường Thàng, lễ hội khai xuân…
Bên cạnh đó, Cao Phong còn được định hướng sẽ trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá của khu vực phía Tây Hoà Bình với tâm điểm là thị trấn Cao Phong, đây là đòn bẩy để huyện Cao Phong tiếp tục đầu tư đẩy mạnh cơ sở hạ tầng, xác lập những cột mốc mới với các chỉ số kinh tế bứt phá.
Rõ ràng, dư địa tăng trưởng lớn cùng tiềm năng khác biệt đã đưa Cao Phong trở thành địa phương sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh trong “con mắt” các nhà phát triển BĐS. Sắp tới đây, sự đổ bộ của các “ông lớn” BĐS sẽ giúp Cao Phong tiếp tục ghi dấu ấn bằng diện mạo mới với những khu đô thị hiện đại được quy hoạch bài bản, thị trường BĐS Cao Phong theo đó được dự báo sẽ trở nên sôi động và là vùng trũng hút dòng tiền đầu tư.