(TN&MT) - Chiều ngày 17/04, Bộ trưởng Trần Hồng Hà và các Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, Trần Quý Kiên,cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã họp bàn cho công tác chuẩn bị hội nghị Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) sẽ tổ chức vào tháng 6 tới tại TP Đà Nẵng.
Tại cuộc họp, các đơn vị đầu mối được phân công trong công tác chuẩn bị đã báo cáo tới lãnh đạo Bộ cùng các đơn vị trong Bộ những công tác đang được ban tổ chức triển khai cấp thiết, ưu tiên.
Đánh giá tại cuộc họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Kỳ họp Đại hội đồng GEF lần này là có quy mô rất lớn tầm cỡ quốc tế. Việt Nam vinh dự được chọn là nước chủ nhà đứng ra tổ chức và Đà Nẵng là địa phương được chọn làm đơn vị tổ chức cho nên ban tổ chức phải thể hiện được bản sắc của Việt Nam với hình ảnh của đất nước mến khách, an sinh, phát triển bền vững. Bộ trưởng cho rằng kỳ họp Đại hội đồng GEF thành công và đưa ra được những quyết sách quan trọng cho hoạt động của GEF sẽ giúp Việt Nam quảng bá được du lịch đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tại cuộc họp, các đơn vị đầu mối được phân công trong công tác chuẩn bị đã báo cáo tới lãnh đạo Bộ cùng các đơn vị trong Bộ những công tác đang được ban tổ chức triển khai cấp thiết, ưu tiên.
Đánh giá tại cuộc họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Kỳ họp Đại hội đồng GEF lần này là có quy mô rất lớn tầm cỡ quốc tế. Việt Nam vinh dự được chọn là nước chủ nhà đứng ra tổ chức và Đà Nẵng là địa phương được chọn làm đơn vị tổ chức cho nên ban tổ chức phải thể hiện được bản sắc của Việt Nam với hình ảnh của đất nước mến khách, an sinh, phát triển bền vững. Bộ trưởng cho rằng kỳ họp Đại hội đồng GEF thành công và đưa ra được những quyết sách quan trọng cho hoạt động của GEF sẽ giúp Việt Nam quảng bá được du lịch đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Để làm được điều đó, Bộ trưởng đề nghị Ban tổ chức sẽ phải cùng với GEF thống nhất và xây dựng được chương trình tổng thể để hai bên cùng nhau phối hợp thực hiện một cách hoàn hảo nhất.
Ngoài ra, với những chương trình nội dung mà Việt Nam tham gia với tư cách chủ nhà Bộ trưởng đề nghị thành lập những tiểu ban nhỏ để thực hiện các công việc được giao thật xuyên suốt; phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành và địa phương để phân công công việc với nhau thật chi tiết.
Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho từng đơn vị phụ trách thực hiện cho công tác chuẩn bị sao cho cộng đồng quốc tế khi đặt chân đến Việt Nam luôn luôn nhận thấy được một đất nước đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và nhận được sự tôn trọng của bạn bè thế giới; Bộ trưởng cũng đề nghị cử những cán bộ có chuyên môn tốt và năng động, để trong và sau khi diễn ra hội nghị cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, học hỏi những kiến thức của các đồng nghiệp trong khu vực, quốc tế... và rút ra được những bài học để áp dụng vào trong công cuộc xây dựng đất nước.
Cũng trong công tác tổ chức, Bộ trưởng đề nghị Ban tổ chức phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về các hoạt động hưởng ứng bên lề như: Triển khai các hoạt động làm sạch biển, đại dương; triển lãm các tác phẩm nghệ thuật và đồ mỹ nghệ làm từ vật liệu tái chế...
Thông qua Kỳ họp Đại hội đồng GEF lần này, lãnh đạo Bộ kỳ vọng sẽ cho cộng đồng thế giới thấy được những thông điệp, sự nỗ lực cũng như định hướng của Chính phủ Việt Nam trong những năm qua đối với công tác bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; đồng thời cho bạn bè và các tổ chức quốc tế thấy được những hoạt động và đóng góp to lớn của GEF đối với sự phát triển của đất nước trong những năm qua cùng với đó là những thành quả mà GEF đạt được tại Việt Nam.
Ngoài ra, với những chương trình nội dung mà Việt Nam tham gia với tư cách chủ nhà Bộ trưởng đề nghị thành lập những tiểu ban nhỏ để thực hiện các công việc được giao thật xuyên suốt; phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành và địa phương để phân công công việc với nhau thật chi tiết.
Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho từng đơn vị phụ trách thực hiện cho công tác chuẩn bị sao cho cộng đồng quốc tế khi đặt chân đến Việt Nam luôn luôn nhận thấy được một đất nước đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và nhận được sự tôn trọng của bạn bè thế giới; Bộ trưởng cũng đề nghị cử những cán bộ có chuyên môn tốt và năng động, để trong và sau khi diễn ra hội nghị cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, học hỏi những kiến thức của các đồng nghiệp trong khu vực, quốc tế... và rút ra được những bài học để áp dụng vào trong công cuộc xây dựng đất nước.
Cũng trong công tác tổ chức, Bộ trưởng đề nghị Ban tổ chức phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về các hoạt động hưởng ứng bên lề như: Triển khai các hoạt động làm sạch biển, đại dương; triển lãm các tác phẩm nghệ thuật và đồ mỹ nghệ làm từ vật liệu tái chế...
Thông qua Kỳ họp Đại hội đồng GEF lần này, lãnh đạo Bộ kỳ vọng sẽ cho cộng đồng thế giới thấy được những thông điệp, sự nỗ lực cũng như định hướng của Chính phủ Việt Nam trong những năm qua đối với công tác bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; đồng thời cho bạn bè và các tổ chức quốc tế thấy được những hoạt động và đóng góp to lớn của GEF đối với sự phát triển của đất nước trong những năm qua cùng với đó là những thành quả mà GEF đạt được tại Việt Nam.
Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) được thành lập năm 1991 nhân sự kiện Hội nghị về Môi trường và Phát triển lần thứ nhất của Liên hợp quốc (Hội nghị thượng đỉnh trái đất) nhằm giải quyết các vấn đề môi trường nóng trên phạm vi toàn cầu. Với 183 quốc gia thành viên, GEF là tổ chức tài chính độc lập, cung cấp nguồn vốn công lớn nhất trên thế giới cho các dự án về môi trường. GEF hỗ trợ tài chính trong các lĩnh vực: đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, hóa chất và chất thải, các vùng nước quốc tế, suy thoái đất, quản lý rừng bền vững, các cách tiếp cận tổng hợp, các hoạt động hỗ trợ khác. Từ khi thành lập, GEF đã viện trợ 14,5 tỉ đô la Mỹ và huy động thêm 75,4 tỉ đô la Mỹ cho gần 4.000 dự án về môi trường. Các đối tác tham gia thực hiện dự án của GEF cũng rất đa dạng và là các tổ chức có uy tín trên trường quốc tế như: Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)… Về cơ chế hoạt động, Đại Hội đồng GEF gồm đại diện của 183 quốc gia thành viên là cấp điều hành cao nhất của GEF. Đại Hội đồng họp 4 năm một lần để tổng kết và đánh giá các chính sách chung, các hoạt động và thành viên của GEF. Đại Hội đồng chịu trách nhiệm xem xét và phê duyệt các đề xuất sửa đổi các văn kiện của GEF. |