Bộ Tài nguyên và Môi trường với cách mạng công nghiệp 4.0

31/03/2018 19:47

(TN&MT) - Để tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Bộ Tài nguyên và Môi trường trước tiên cần đặc biệt chú trọng đến hoạt động khoa học và công...

(TN&MT) - Để tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Bộ Tài nguyên và Môi trường trước tiên cần đặc biệt chú trọng đến hoạt động khoa học và công nghệ, đánh giá được trình độ công nghệ, xây dựng được mạng lưới quy hoạch các tổ chứ KH&CN, đồng thời có những định hướng đúng đắn thúc đẩy được hoạt động khoa học và công nghệ đạt hiệu quả và có ứng dụng thực tế, đảm bảo lợi ích về kinh tế và bảo vệ môi trường.

Hiện nay, những tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cuộc cách mạng công nghiệp 4.0) mặc dù chỉ trong thời gian gian ngắn nhưng đã thể hiện được khác rõ nét. Tác động của công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này không chỉ về kinh tế, xã hội và môi trường mà còn cả lên phương thức sống của người dân, thậm chí là tác động lên cả vấn đề an ninh, chính trị và toàn vẹn lãnh thổ trên phạm vi khu vực và toàn thế giới.
MG 3108
Lãnh đạo các đơn vị Bộ Tài nguyên và Môi trường trong cuộc họp bàn về xây dựng Tổ soạn thảo xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện các nội dung của BCÐ trung ương xây dựng Ðề án Chủ trương, chính sách chủ động hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể tạo ra lợi thế của những nước đi sau như Việt Nam so với các nước phát triển do không bị hạn chế bởi quy mô cồng kềnh, quán tính lớn; tạo điều kiện cho Việt Nam bứt phá nhanh chóng, vượt qua các quốc gia khác cho dù xuất phát sau.

Với việc ứng dụng những công nghệ mới cho phép thúc đẩy năng suất lao động và tạo khả năng nâng cao mức thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Tạo ra khả năng biến đổi các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị cho doanh nghiệp trong nước.

Ngoài ra, trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, những phát triển về công nghệ có thẻ rút ngắn (cũng có thể gia tăng) khoảng cách chênh lệch về tiềm lực của các thế lực các quốc gia khác nhau.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội cho Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì vẫn có những thách thức nhất định. Trong đó, thách thức trong việc phải có nhận thức trong việc phải có nhận thức đầy đủ về bản chất, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và khả năng tư duy, quản lý điều phối tích hợp các yếu tố công nghệ, phi công nghệ, giữa thực và ảo, giữa con người và máy móc.

Để gia nhập vào xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải có sự phát triển dựa trên tích luỹ nền tảng lâu dài của nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơ bản định hướng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực vật lý, sinh học, khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo, các lĩnh vực công nghệ mới, nghiên cứu các công nghệ mang tính đột phá.

Thách thức trong vấn đề nghiên cứu và phát triển trở thành chìa khoá quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, gắn kết chặt chẽ hơn nữa nghiên cứu khoa học và sản xuất. 

Ngoài ra, cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra những vấn đề giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường, đạo đức xã hội, rủi ro công nghệ.

Thêm vào đó, cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra với tốc độ vô cùng nhanh chắc chắn sẽ đặt Việt Nam trước nguy cơ tụt hậu hơn nữa trong phát trieenr so với thế giới và rơi vào thế bị động trong đối phó với những mặt trái của cuộc cách mạng này.

Bộ TN&MT với cách mạng công nghiệp 4.0

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý của Bộ.
01
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân trong cuộc họp chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện các nội dung của BCÐ trung ương xây dựng Ðề án Chủ trương, chính sách chủ động hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Để tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Bộ Tài nguyên và Môi trường trước tiên cần đặc biệt chú trọng đến hoạt động khoa học và công nghệ, đánh giá được trình độ công nghệ, xây dựng được mạng lưới quy hoạch các tổ chứ KH&CN, đồng thời có những định hướng đúng đắn thúc đẩy được hoạt động khoa học và công nghệ đạt hiệu quả và có ứng dụng thực tế, đảm bảo lợi ích về kinh tế và bảo vệ môi trường.

Trong cuộc họp xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện các nội dung của ban chỉ đạo trung ương xây dựng Ðề án Chủ trương, chính sách chủ động hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cũng chỉ đạo soạn thảo xây dựng kế hoạch đưa ra những đề xuất hoạt động khoa học và công nghệ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn tới. Trong đó, xây dựng mạng lưới trao đổi thông tin khoa học và kỹ thuật cho các nhà nghiên cứu và quản lý KH&KC của các lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường phải xây dựng một diễn đànf, cập nhật thông tin về KH&KT của ngành. Từ việc thông tin KH&KT được nâng rộng khắp, giúp cho việc thương thảo trong các giá dịch chuyển giao, mua bán công nghệ được trực tiếp, tránh các tổ chức trung gian, môi giới công nghệ.

Bên cạnh đó, phải luôn xây dựng quy hoạch các tổ chức KH&CN ngành Tài nguyên môi trường, trong đó đẩy mạnh sự hợp tác/phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức KH&CN, các trường hợp và các doanh nghiệp nghành TN&MT. Từ đó, giúp việc phân bố hợp lý, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức HK&CN, chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Tạo nên sự thống nhất trong nghiên cứu KH&CN giữa các tổ chức KH&CN thông qua việc phối hợp nghiên cứu.

Ngoài ra, phải nghiên cứ đề án đánh giá trình đồ công nghệ, máy móc, trang thiết bị trong nghiên cứu KH&CN. Trong đó, phần lớn công nghệ được sử dụng trong thời gian giài chưa được đánh gí để có định định hướng sử dụng trình độ công nghệ sử dụng cũng như đổi mới trong trang thiết bị. Mức độ làm chủ công nghệ cũng như đổi mới trang thiết bị. Mức độ làm chủ công nghệ cũng như trình độ công nghệ công nghệ nếu chưa đáp ứng sẽ dẫn tới khó khăn trong việc thu hút đầu tư nguồn vốn ngoài NSNN và dậm chân trong việc tiếp tiếp cận các công nghệ mới trên thế giới. Nếu không muốn đứng ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chúng ta cần có đánh giá trình độ công nghệ, máy móc, từ đó xây dựng định hướng phát triển trình độ máy móc, trang thiết bị, đảm bảo bước tiến mới trên tiến trình cách mạng khoa học và công nghệ.
09 1
Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại buổi họp kế hoạch công tác khoa học và công nghệ năm 2018
Trước đó, hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ được triển khai mạnh mẽ và được sự đồng thuận cao của lãnh đạo Bộ. Tại cuộc họp ngày 21/03 về phương hướng phát triển, mục tiêu và nhiệm vụ của công tác khoa học và công nghệ, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết công tác khoa học và công nghệ rất quan trọng trong công tác quản lý, điều hành, là cơ sở quan trọng đưa ra những sáng kiến, sáng tạo xây dựng ngành tài nguyên môi trường, phục vụ đất nước.

Bộ trưởng đề nghị công tác khoa học và công nghệ luôn thể hiện được vai trò tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đồng thời tham mưu cho lãnh đạo Bộ những vấn đề cần thiết, thể hiện vai trò đầu mối, chỉ định những đơn vị thực hiện làm sao có thể thực hiện một cách tốt nhất những nhu cầu về khoa học công nghệ của các đơn vị trong Bộ. Đồng thời sẽ phát huy được hết những thành tựu khoa học trong những đề tài từ nghiên cứu đến thực tiễn và giữ được bản sắc riêng.   
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ Tài nguyên và Môi trường với cách mạng công nghiệp 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO