Công điện gửi tới các đơn vị trực thuộc Bộ: Tổng cục Khí tượng thủy văn, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt nam, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục Môi trường, Cục Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam; Sở TN&MT các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội.
Công điện nêu rõ, bão số 10 là cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh và diễn biến phức tạp, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến và đề phòng bão đổ bộ vào bờ sớm hơn dự báo.
Theo Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, hồi 4 giờ ngày 14/9, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 140km về phía Đông Nam, sức gió tâm bão mạnh cấp 10 (90 – 100 km/giờ), giất cấp 13. Dự báo trong 24 giờ tới, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và mạnh lên. Trong khoảng 36 – 48 giờ tới, bão có khả năng đi vào đất liền các tỉnh Nghệ An đến Quảng Trị, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Thượng Lào.
Để chủ động phòng tránh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 10 gây ra, Bộ trưởng Bộ TN&MT yêu cầu:
Đối với các đơn vị thuộc Bộ
Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức tốt công tác quan trắc, thu nhận thông tin số liệu KTTV, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và tình hình mưa lũ. Đồng thời, tổ chức trao đổi trực tuyến giữa các đơn vị từ Trung ương đến địa phương để thống nhất nội dung các bản tin dự báo, cảnh báo bão lũ; cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các bản tin cho các cơ quan Trung ương và địa phương, các phương tiện thông tin đại chúng.
Viện Khoa học KTTV&BĐKH thực hiện nghiêm túc Quy chế phối hợp về dự báo, cảnh báo KTTV giữa Viện và Trung tâm KTTV Quốc gia.
Viện Địa chất và Khoáng sản phối hợp với Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương để cung cấp thông tin phục vụ công tác dự báo trượt lở, sạt lở đất đá.
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để kịp thời xử lý những sự cố trên biển.
Tổng cục Môi trường phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình ô nhiễm môi tường tại khu vực có bão, mưa lũ xảy ra; hỗ trợ chính quyền địa phương đề xuất các giải pháp khắc phục và xử lý ô nhiễm, đặc biệt là sau mưa lũ.
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thường xuyên theo dõi tai biến đạ chất và các quá trình động lực công trình, hầm mỏ tại khu vực xảy ra lũ, cảnh báo đến các cơ quan, đơn vị và nhân dân tình hình sạt lở đất để có phương án phòng tránh.
Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và Sở TN&MT các tỉnh để hỗ trợ tài chính kịp thời cho công tác phòng chống khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường do bão, mưa lũ gây ra.
Đối với Sở TN&MT các tỉnh, thành phố
Các Sở chủ động phối hợp với Đài KTTV khu vực: Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, nam Trung Bộ và các Đài KTTV tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố để tham mưu, tổ chức công tác thu nhận thông itn, phòng, trnahs và khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ gây ra.
Công điện cũng nêu rõ, Cục BĐKH giúp Bộ trưởng đôn đốc, kiểm tra vệc tổ chức thực hiện công điện này, báo cáo lãnh đạo Bộ thực hiện kịp thời. Các đơn vị thuộc Bộ căn cứ nhiệm vụ được giao khẩn trương triển khai công tác phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do bão, mưa lũ gây ra và kịp thời báo cáo tình hình thiệt hại về Ban chỉ huy PCTT&TKCN.
K. Ly