(TN&MT) - Dù có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường, nhưng hoạt động của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn còn tác động xấu đến...
(TN&MT) - Dù có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường, nhưng hoạt động của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn còn tác động xấu đến môi trường khu dân cư. Thực tế này đòi hỏi ngành chức năng, chính quyền địa phương và người dân tại các làng nghề tăng cường hơn nữa việc bảo vệ môi trường để hoạt động sản xuất ổn định, bền vững. Ảnh hưởng môi trường Theo thống kê của ngành chức năng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có 67 làng nghề; trong đó, 46 làng nghề đạt tiêu chí theo quy định, được cấp thẩm quyền công nhận, 21 làng nghề chưa được công nhận. Lĩnh vực hoạt động của các làng nghề gồm: chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.
Một cơ sở sản xuất tinh bột mì tại xã Bình Tân
Các làng nghề phân bố trên địa bàn huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh và TX An Nhơn. Các làng nghề nằm đan xen trong khu dân cư, được quy hoạch dựa trên hiện trạng khu dân cư có tỷ lệ cao các hộ gia đình cùng hoạt động sản xuất một ngành nghề. Hầu hết các làng nghề chưa được đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường (BVMT) theo đúng quy định. Tại các làng nghề, loại hình sản xuất, kinh doanh là kinh tế hộ gia đình có quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, các thiết bị cũ, thiếu đồng bộ. Hầu hết hộ sản xuất hạn chế về kinh tế nên khó khăn trong đầu tư xử lý chất thải. Nguồn kinh phí của các địa phương hạn hẹp, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý tập trung chưa đáp ứng yêu cầu. Điều này khiến phát sinh nhiều chất thải ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của các khu dân cư nơi có làng nghề; nhất là tại các nơi chế biến thực phẩm như sản xuất bún tươi, bánh tráng, chế biến tinh bột mì, nước mắm... Theo Chi Cục bảo vệ môi trường (thuộc Sở TN&MT Bình Định), thì: Nhiên liệu chính được sử dụng tại các làng nghề là củi, than, mùn cưa… Quá trình đốt làm phát sinh bụi, khí CO2, SO2, NOx, CO gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT) không khí. Tại những làng nghề chế biến nông lâm sản, thực phẩm, việc phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, chất thải rắn có hàm lượng hữu cơ cao đã tạo ra khí H2S, NH3 gây mùi tanh hôi khó chịu. Ngoài ra, đa số các hộ làm nghề chế biến thực phẩm như bún, bánh tráng, tinh bột mì, rượu còn kết hợp chăn nuôi ngay sát khu vực sản xuất nên gia tăng ô nhiễm không khí. Các hộ xả nước thải ra môi trường nhưng chưa xử lý theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, khiến nước thải có các chỉ tiêu hữu cơ và coliforms vượt chuẩn cho phép, gây ô nhiễm môi trường nước ngầm. Tăng cường tuyên truyền, xử lý Theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14.10.2016 của Bộ TN&MT, công tác quản lý tại các làng nghề do UBND cấp xã thực hiện. Theo đó, UBND cấp xã phải lập Phương án BVMT làng nghề, sau đó trình UBND cấp huyện xác nhận. Tuy nhiên, theo nhiều địa phương có làng nghề, tại cấp xã, nhiệm vụ quản lý về BVMT do 1 cán bộ địa chính - xây dựng kiêm nhiệm nên không sâu sát, gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, hầu hết các huyện, thị xã cũng chỉ có 1 cán bộ chuyên trách môi trường nên khó đảm bảo việc tham mưu, quản lý lĩnh vực BVMT nói chung, làng nghề nói riêng.
Người dân phơi bún tại làng nghề bún bánh An Thái (xã Nhơn Phúc, TX An Nhơn).
Theo của Sở TN&MT Bình Định, thì: Chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn đã được tỉnh Bình Định ban hành; nhưng việc thực thi thiếu đồng bộ. Nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về BVMT tại các làng nghề và nguồn kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng BVMT cho các làng nghề còn hạn chế. Nhiều địa phương còn buông lỏng công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về BVMT tại các làng nghề; việc xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Đến nay, mới có 23 làng nghề được phê duyệt phương án BVMT và 4 làng nghề được phê duyệt Đề án BVMT chi tiết theo quy định. Ông Huỳnh Quang Vinh, Phó Giám đốc Sở TN-MT Bình Định, cho biết: Để tháo gỡ khó khăn, tồn tại, hàng năm, Sở TN&MT tổ chức tối thiểu 1 lớp tập huấn về công tác BVMT cho cán bộ quản lý môi trường cấp huyện, xã để nâng cao năng lực của đội ngũ này. Đồng thời, triển khai xây dựng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Xác lập một số điểm quan trắc nước mặt, nước ngầm, không khí tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Định quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại một số làng nghề. Năm 2018, tỉnh Bình Định đã đầu tư hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải với công suất 120m3/ngày, đêm tại làng nghề bún tươi Ngãi Chánh (xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn). Tỉnh cũng đã đồng ý chủ trương lập dự án xây hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề chế biến hải sản khô Mỹ An (xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ). Đặc biệt, kiên quyết xử lý đối với những làng nghề hoạt động sản xuất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đơn cử, năm 2017, UBND tỉnh Bình Định quyết định ngừng hoạt động đối với 168 hộ dân sản xuất bột mì tại xã Hoài Hảo, Hoài Tân, Hoài Thanh (Hoài Nhơn) do để phát sinh tình trạng ÔNMT nghiêm trọng. Mới đây, UBND tỉnh Bình Định ban hành văn bản số 3762/UBND-KT ngày 2.7.2019, thống nhất chủ trương chấm dứt hoạt động sản xuất, chế biến tinh bột mì nằm xen kẽ trong khu dân cư gây ÔNMT tại xã Bình Tân, Bình Thành (Tây Sơn).
Theo ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, thì: Thời gian tới, UBND các huyện, thị xã và các ngành triển khai đồng bộ công tác BVMT tại các làng nghề theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT. Chú trọng công tác phân loại làng nghề về môi trường, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. Rà soát, yêu cầu các làng nghề chưa xây dựng phương án BVMT khẩn trương thực hiện, hoàn thành trong năm 2019.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo Tài nguyên Môi trường.
Chiều tối ngày 24/3, trong chương trình công tác tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tiến độ dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 của cảng hàng không quốc tế Phú Bài.
Trong khuôn khổ Hội nghị về nước của Liên Hợp Quốc năm 2023, ngày 23/3 (giờ địa phương), tại New York, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có các cuộc gặp với Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon, Tổng Giám đốc Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) Qu Dongyu, Giám đốc điều hành Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) Natalia Kanem.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm này tại phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước trong khuôn khổ Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023, chiều 23/3 (giờ địa phương).
Ngày 24/3, tại khu vực Cảng Chi đội Kiểm ngư số 3 (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam và Chi đội Kiểm ngư số 3 tổ chức lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2023.
(TN&MT) - Những năm qua, Đảng Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển ra hướng biển, từ đó các tỉnh, thành đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ về phát...
Thời gian qua, Luật Khoáng sản đã được cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên – Huế tăng cường phổ biến đến người dân, doanh nghiệp, qua đó giúp người dân có cơ sở phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Tài nguyên nước - Thủy Nguyễn- Ảnh: Nguyễn Tuyến - 17:06 24/03/2023
(TN&MT) - Huyện đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng hôm nay đã có cuộc sống không khác là bao so với đất liền...điều này có được là nhờ những kỹ sư của Trung tâm Quy hoạch điều tra tài nguyên nước Quốc gia 5 năm trước đã đến đây khơi nguồn...
Cùng với duy trì phát huy thế mạnh các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của địa phương, thời gian qua huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, đưa nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ vào áp dụng. Qua thực tế những mô hình này...
Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng...
Con đường nhựa láng mịn, thênh thang dẫn về Xuân Quang, xã bán sơn địa, bám dọc Quốc lộ 70. Cùng với trí sáng tạo, quyết tâm cao và bàn tay lao động cần cù, khéo léo hàng trăm người nông dân nơi đây trở thành triệu phú nhờ trồng cây...
TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại,...
(TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà...
(TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua,...
(TN&MT) - Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa công bố báo cáo cho thấy nước có thể khơi mào cuộc chiến, dập tắt lửa và là chìa khóa cho sự sống còn của con người, nhưng việc đảm bảo quyền tiếp cận nước cho tất cả mọi người chủ yếu phụ thuộc vào...
Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo...
(TN&MT) - Được ví như “lá phổi xanh” vùng Đông Bắc, với trên 8.200ha rừng trải rộng trên địa bàn 5 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Lạng Sơn, rừng đặc dụng Hữu Liên là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc từ bao đời nay. Nhờ được giao...
(TN&MT) - Với lợi thế mặt nước ở vùng lòng hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện tỉnh Quảng Ngãi xác định bên cạnh việc triển khai các mô hình nuôi cá nước ngọt, nơi đây còn có thể kết hợp phát triển du lịch sinh thái, góp phần tạo việc làm,...
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa xử phạt một cá nhân số tiền 235 triệu đồng do thực hiện tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý.