Bảo tồn và chia sẻ công bằng nguồn tài nguyên sinh vật từ các vùng biển quốc tế

08/10/2014 00:00

Ngày 8/10 tại Hà Nội, Bộ TN&MT phối hợp với Bộ Ngoại giao và Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam tổ chức Hội tảo tham vấn về bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh biển quốc...

   
(TN&MT) - Ngày 8/10 tại Hà Nội, Bộ TN&MT phối hợp với Bộ Ngoại giao và Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh biển nằm ngoài vùng tài phán quốc gia.
   
  Đa số các đại biểu tham dự nhận định rằng, bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh biển nằm ngoài vùng tài phán quốc gia là vấn đề mới, tuy chưa tác động nhiều đến Việt Nam nhưng để duy trì và bảo tồn nguồn tài nguyên cho tương lai, Việt Nam cần tham gia tích cực và có đóng góp thiết thực vào quá trình thảo luận vấn đề này.
   
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thế Đồng phát biểu tại Hội thảo
   
  Cho đến nay, các vùng biển nằm ngoài vùng tài phán quốc gia được điều chỉnh bởi một số văn bản pháp lý quốc tế ở cấp toàn cầu và khu vực. Đặc biệt, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 là văn bản pháp lý ở cấp toàn cầu, là khuôn khổ pháp lý toàn diện đối với các đại dương của thế giới và biển, quy định quản lý sử dụng  tất cả các đại dương và nguồn tài nguyên biển. Công ước về Đa dạng sinh học năm 1992 là công cụ bổ sung hiệu quả đối với việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển.
   
  Đồng thời các khuôn khổ pháp lý toàn càu, các Hiệp định cấp khu vực được coi là sự bổ sung hết sức cần thiết đối với khung pháp lý được quy định trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 ở từng khu vực.
   
  Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thế Đồng, Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản, Luật điều chỉnh vấn đề bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển như: Luật Thủy sản, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật biển Việt Nam và các văn bản dưới luật khác.
   
  Tuy nhiên, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thế Đồng đánh giá, mặc dù, đã có hệ thống các văn bản pháp lý ở cả cấp quốc tế và quốc gia, tuy nhiên nguồn tài nguyên đa dạng sinh học biển tại khu vực ngoài quyền tài phán quốc gia đang chịu áp lực ngày càng tăng từ tác động của con người. Đặc biệt, trong đó nảy sinh những bất hợp lý và không công bằng trong bảo tồn, quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này.
   
Toàn cảnh Hội thảo tham vấn
   
  Việt Nam có nhiều vùng biển có giá trị quốc tế là di sản thiên nhiên biển thế giới. Hiện tại, Việt Nam đã có 2 di sản thiên nhiên thế giới, 8 khu dự trữ sinh quyển UNESCO và 6 Khu Ramsar đã được công nhận.
   
  Quan điểm của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Công văn 990 (6/6/2014) là ủng hộ việc xây dựng một cơ chế pháp lý cụ thể để để bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia dưới hình thức một hiệp định thực hiện Công ước Luật Biển 1982.
Phương Anh
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn và chia sẻ công bằng nguồn tài nguyên sinh vật từ các vùng biển quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO