Vào ngày 30/7, dòng sông Dhansiri tĩnh lặng và nắng nóng ở miền Trung Assam của Ấn Độ “như thiêu như đốt”. Mưa là sự cứu trợ được chào đón nhất nhưng các nhà khí tượng học đã cảnh báo về một đợt gió mùa thiếu hụt. Trong một nghi lễ lâu đời, người dân đang tổ chức “đám cưới của ếch” để “gọi mưa”.
Vào ngày 2/8, Dhansiri đã phá kỷ lục mực nước lũ tại nhà máy lọc dầu Numaligarh ở quận Golaghat. Kỷ lục trước đó được thiết lập vào ngày 24/9/1985 là 79,87 mét. Nhưng lần này mực nước cao 80,18 mét và ở trên mức cao trước đó trong hơn 60 giờ.
Mực nước lũ dâng cao ảnh hưởng đến gần một triệu người mất cảnh giác bởi vì trước đó không có mưa nhiều ở bang Assam trong ba ngày.
Nước sông Dhansiri tăng lên ở đỉnh Laisam của bang Nagaland, phía Đông Bắc Ấn Độ để gặp Brahmaputra trên bờ phía Nam của nó. Vì vậy, Doyang - một nhánh sông khác của Brahmaputra chảy qua Quận Wokha của Nagaland trước khi đến Assam.
Lũ lụt ở cả hai con sông là do Công ty Điện lực Đông Bắc Bộ (NEEPCO) gây ra do công ty mở tất cả 5 cửa đập cao 394 mét của Dự án Thủy điện Doyang 75 MW sau cơn mưa lớn trên đồi Nagaland.
Lũ lụt đã làm chết 5 người và gây thiệt hại ở Nagaland theo ước tính của chính quyền bang này là 800 triệu rupi (113 triệu USD).
Ở Assam, 36 ngôi làng bị ngập lụt. “Thảm họa này đã được chúng tôi nhắc đến trong dự án NEEPCO ở Nagaland. Trước đây, chúng tôi không được cảnh báo rằng các cửa đập sẽ mở. Kết quả là, hầu như tất cả các hộ gia đình trong làng của chúng tôi đều mất hầu hết đồ đạc của họ. Thảm họa này đã biến chúng tôi thành những người nghèo chỉ trong vòng vài giờ” - Atul Gogoi, trưởng làng Kenduguri ở quận Golaghat nói với thethirdpole.net.
Deepak Gogoi, một thanh niên địa phương trú ẩn trong một trại sơ tán tạm thời phàn nàn về việc thiếu thuyền cứu hộ. “Cảm ơn Chúa, không có mưa, nếu không sẽ gây khó khăn hơn cho việc giải cứu tất cả mọi người” – thanh niên này cho biết.
"Nước tiếp tục dâng cao từ 2 giờ sáng. Sau đó chúng tôi nghe nói rằng nhiều ngôi làng ở thượng lưu bị mưa lũ cuốn trôi, nhưng không có cảnh báo sớm. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi chứng kiến một thảm họa nghiêm trọng như vậy” - Rubul Ali, một cư dân của Numaligarh chia sẻ.
Đến ngày 6/8, Cơ quan quản lý thiên tai bang Assam đã thông tin số người bị ảnh hưởng là 87.300 người và 7.086 ha đất ở huyện Golaghat bị ngập nước.
Giới chức trách: “Đã ban bố cảnh báo”
Bharat Chandra Deka, Giám đốc điều hành NEEPCO cho biết các cảnh báo đã được ban hành. Theo ông, đã có sạt lở đất trên sông Sidzu, một nhánh của Doyang ở quận Zunheboto của Nagaland, làm chặn dòng nước. Ông cho biết Cơ quan quản lý thiên tai Nagaland đã cảnh báo tất cả các phó ủy viên của quận Nagaland về nguy cơ sạt lở đất. Theo Deka, chính quyền địa phương ở các huyện Golaghat và Wokha cũng nhận được thông báo trên.
Các quan chức thuộc bộ phận bảo vệ đất và nước Nagaland cho biết, diện tích lưu vực 2.600 km2 của dự án thủy điện Doyang - cách thị trấn Golaghat khoảng 60 km về phía thượng lưu - nhận được 348% lượng mưa dư thừa từ tháng 1 đến tháng 7/2018, trong đó phần lớn lượng mưa tập trung vào cuối tháng 7.
Nhà quản lý cấp cao của NEEPCO, ông Kharmawphlang cho biết dòng nước chảy vào hồ chứa Doyang là hơn 600 m3/giây kể từ ngày 27/7 và tăng lên hơn 1.150 m3/giây vào ngày 31/7, buộc các nhà chức trách phải xả lũ.
Cơ quan quản lý thiên tai Nagaland đã ban hành cảnh báo sớm về lũ lụt có thể xảy ra trong khu vực vào tuần cuối cùng của tháng 8/2018 khi nước sông Siyang - dẫn đến Brahmaputra - tăng lên đáng ngại do giải phóng một lượng lớn nước ở thượng lưu Tây Tạng, nhưng ở đó không có thương vong.
Nạn nhân: “Xả lũ quá muộn”
Các nạn nhân lũ lụt ở hạ nguồn không thuyết phục, và họ cho rằng NEEPCO cố gắng tích trữ nước hơn là an toàn bởi vì công ty này muốn tối đa hóa sự phát điện. Akhil Gogoi, Tổng thư ký Krishak Mukti Sangram Samity (KMSS), lãnh đạo phong trào chống đập cho biết: “Trong tháng 7, dự án Doyang đã sản xuất 45,52 triệu đơn vị điện, gấp ba lần mục tiêu sản xuất 14,28 triệu đơn vị điện, mục tiêu do Cơ quan quản lý điện lực Trung ương quy định”. Ông yêu cầu NEEPCO bồi thường cho các nạn nhân lũ lụt.
Với lượng mưa lớn vào mùa mưa ở vùng Đông Bắc Ấn Độ, tất cả các nhà quản lý đập đều phải giữ mực nước hồ chứa thấp trong tháng 7 để giảm thiểu rủi ro lũ lụt.
Trong một cuộc họp hồi tháng 2/2018, chính quyền quận Golaghat đã yêu cầu NEEPCO mở cửa cả 2 đập tràn. "Tuy nhiên, có vẻ như phương pháp này không được làm theo nên thảm họa đã xảy ra", một quan chức thuộc chính quyền quận cho biết.
Trước đó, những trận lũ quét như vậy đã từng xảy ra trong khu vực. Hồi tháng 8/2015, cư dân của 10 ngôi làng - Mengshanpen, Tsopo, Chudi, Longtsung, Sheruechuk, Morakjo, Lotsu, Pyangsa, Moilan và Pyotchu - đã đại diện cho người đứng đầu của NEEPCO dưới ngọn cờ của Tổ chức nhân dân bị ảnh hưởng vùng hạ lưu (DAPO), làm chết ít nhất 5 người trong khoảng thời gian từ năm 2003 - 2014 do việc “xả lượng nước lớn” bất ngờ và cướp đi kế sinh nhai của rất nhiều người dân. Họ cũng cho biết việc xả nước bất ngờ như vậy ảnh hưởng đến sự di chuyển của người dân trên sông và phá hủy sự tiếp cận của họ đối với sông, ngư nghiệp, nguồn nước, cầu treo, cát và các tảng đá và trồng trọt trên sông.
Mrinal Saikia, thành viên của Hội đồng lập pháp Assam từ Khumtai - một khu vực bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt – đã gửi đơn khiếu nại tại đồn cảnh sát Golaghat về việc tố cáo sự sơ suất của NEEPCO làm 116 ngôi làng trong huyện bị ngập nước. Người đứng đầu dự án Doyang, Priyabrata Das đã bị cảnh sát thẩm vấn do liên quan. Arun Sarma, cựu nghị sĩ của Lakhimpur cũng cho rằng NEEPCO chịu trách nhiệm về thảm họa này. Ông cho rằng đó là hành vi vi phạm nhân quyền và công ty này phải bị xử phạt.
Người đứng đầu chính quyền bang Assam, ông Sarbananda Sonowal cho rằng NEEPCO phải chịu trách nhiệm về thảm họa Ranganadi năm ngoái. Dự án thủy điện Ranganadi 405 MW ở bang Arunachal Pradesh đã khiến hàng ngàn người ở huyện Dhemaji và Bắc Lakhimpur của bang Assam phải sơ tán. Nguyên nhân được cho là các nhà quản lý đập đã xả nước mà không cảnh báo nhiều lần.
Công ty điện lực của Ấn Độ?
Trước đây, các nhà lập kế hoạch của Ấn Độ đã ước tính tiềm năng phát điện thủy điện ở phía Đông Bắc của đất nước là 58.971 MW, chiếm gần 40% tổng tiềm năng thủy điện của đất nước. Đến tháng 2/2016, khi các số liệu được tổng hợp lần cuối, khu vực này đã tạo ra 1.242 MW, chiếm khoảng 2,1% tiềm năng đã nêu ở trên. Nhiều dự án đã bị đình trệ do các đánh giá tác động môi trường không đạt yêu cầu, đặc biệt là ở các khu vực hạ lưu. Một số dự án cũng triển khai chậm do các cuộc biểu tình địa phương. Các nhà địa chấn học cũng đã nhiều lần đặt câu hỏi về sự sáng suốt của việc xây dựng các con đập lớn trong một khu vực dễ bị động đất.