Yên Bái cần phát triển thêm các trạm đo mưa tự động

01/08/2018 17:38

(TN&MT) - Với hệ thống trạm đo mưa tự động, thông tin về tình hình mưa được cập nhật liên tục từng giờ thay vì 6 tiếng đồng hồ mới có 1 con số như trước đây. Hơn nữa độ chính xác cao hơn rất nhiều so với việc đo mưa thủ công như trước đây.

Trạm đo mưa tự động tại Yên Bái mới chỉ lắp đặt với mật độ mỏng, nếu được tăng cường mật độ các trạm này sẽ phục vụ đắc lực cho công tác dự báo, cảnh báo mưa lũ
Trạm đo mưa tự động tại Yên Bái mới chỉ lắp đặt với mật độ mỏng, nếu được tăng cường mật độ các trạm này sẽ phục vụ đắc lực cho công tác dự báo, cảnh báo mưa lũ

​ ​Trạm đo mưa tự động tại Yên Bái mới chỉ lắp đặt với mật độ mỏng, nếu được tăng cường mật độ các trạm này sẽ phục vụ đắc lực cho công tác dự báo, cảnh báo mưa lũ

Một trong những khó khăn, thách thức về công tác ứng phó với mưa lũ lớn, lũ quét ở vùng núi là khó dự báo được lượng mưa. Trên thực tế những đợt mưa lũ tại các tỉnh miền núi phía Bắc trong vài năm gần đây cho thấy thời tiết rất cực đoan, mưa lớn bất thường, thay đổi mạnh theo không gian, có thể trên cùng một xã, bản có những nơi mưa rất to nhưng cũng có nơi mưa nhỏ hoặc không mưa.

Trong khi đó hệ thống đo mưa của ngành khí tượng thủy văn còn hạn chế về nguồn lực, việc đo mưa thủ công cũng không được chính xác. Tháng 8/2017, Yên Bái đưa vào sử dụng 20 trạm đo mưa tự động chuyên dùng VRAIN được lắp đặt tại 9 huyện, thị, thành phố. Trong đó, 10 thiết bị đặt ở 10 trạm do Prudential tài trợ, 10 thiết bị đặt ở 10 trạm do ngành khí tượng thủy văn trang bị. Thông qua số liệu từ thiết bị này các địa phương có mưa lớn chủ động triển khai phương án ứng phó, sơ tán dân, hạn chế thiệt hại.

Trước đây, trên địa bàn tỉnh sử dụng các điểm đo mưa thủ công (đo mưa nhân dân) với 10 điểm trên địa bàn toàn tỉnh. Anh Hoàng Đình Tiến - dự báo viên Đài khí tượng thủy văn Yên Bái cho biết: Đo mưa nhân dân 6 tiếng mới cho số liệu cập nhật một lần, nhiều khi còn hạn chế độ chính xác do các yếu tố nào đó khiến lượng mưa thu được không chuẩn hoặc việc cập nhật thông tin số liệu từ người dân đôi lúc không kịp thời. Điều này, ảnh hưởng đến tính chính xác, độ kịp thời của công tác đo mưa.

Hệ thống trạm đo mưa tự động được cập nhật trên điện thoại thông minh
Hệ thống trạm đo mưa tự động được cập nhật trên điện thoại thông minh

Hiện, cả nước có 300 trạm đo mưa tự động chuyên dùng VRAIN được lắp đặt. Tỉnh Yên Bái đã lắp đặt được 20 trạm, trạm đo mưa này hoạt động dựa trên nguyên lý: Nước mưa vào bình hứng được tập trung và dẫn qua phễu xuống chao lật. Khi máng đầy nước thì chao lật sang vị trí mới. Mạch điều khiển điện tử có thiết kế bộ đếm, đếm số lần lật của chao lật để tính lượng mưa, xử lý tín hiệu. Mạch có gắn SIM điện thoại di động, truyền dữ liệu mưa trực tuyến về phần mềm quản lý và truyền dữ liệu đo mưa bằng công nghệ GPRS và SMS về hệ thống quản lý theo thời gian thực tại các điểm đặt thiết bị, bảo đảm độ chính xác, vận hành liên tục; tự động cảnh báo khi cường độ mưa lớn.

Hệ thống này đã phát triển ứng dụng trên điện thoại thông minh, vì vậy không chỉ phục vụ cho cơ quan chức năng khai thác dữ liệu phục vụ chuyên môn mà còn cho phép tất cả người dân và cán bộ có nhu cầu có thể truy cập, nhận thông tin về lượng mưa trên điện thoại di động thông minh.

Sau khi được lắp đặt và đưa vào sử dụng thay thế các điểm đo mưa nhân dân, đến nay, các trạm đo mưa tự động đã tỏ rõ hiệu quả trong công tác đo mưa. Thay vì 6 tiếng mới cập nhật như trước đây, trạm đo mưa tự động cho số liệu cập nhật từng giờ và độ chính xác cao hơn rất nhiều, tiện cho việc khai thác dữ liệu phục vụ công tác dự báo, cảnh báo. 

Qua thực tế sử dụng, khai thác trạm đo mưa tự động thời gian qua cho thấy, nếu tiếp tục được quan tâm đầu tư lắp đặt để tăng cường mật độ các trạm đo mưa tự động, nhất là ở các địa phương có địa bàn rộng, địa hình phức tạp sẽ gia tăng hiệu quả công tác đo mưa, phục vụ đắc lực hơn nữa công tác dự báo, cảnh báo lũ lụt, lũ quét trên địa bàn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Yên Bái cần phát triển thêm các trạm đo mưa tự động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO