Tiểu dự án "Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh gắn với quản lý lũ tổng hợp một số lưu vực sông khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên" thuộc dự án "Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh Miền Trung - Hợp phần 2 “Tăng cường năng lực phòng chống thiên tai" được Bộ NN&PTNT triển khai thực hiện dưới sự tham mưu của Tổng cục Phòng, chống thiên tai với vai trò chủ dự án.
Ảnh minh hoạ |
Với mục tiêu chính là nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác phòng chống thiên tai cấp tỉnh, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do lũ lụt gây ra, thông qua xây dựng kế hoạch quản lý lũ tổng hợp theo lưu vực sông; dự án đã góp phần nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho các tỉnh trong cả 3 giai đoạn: chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Tuy nhiên, ông Lê Minh Nhật cho rằng, hiện nay mật độ mới chỉ đáp ứng 30% về các trạm quan trắc thủy văn; vì vậy cần tăng cường hệ thống quan trắc tại các địa phương. Bên cạnh đó, để phục vụ tốt công tác điều hành hồ chứa, Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh cần tổ chức tính toán, xây dựng các công cụ điều hành hồ phù hợp với thực tế của địa phương.
Cùng với đó, kiến nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ các dự án công trình, phi công trình nhằm giảm thiểu tác động từ thiên tai và nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp trong ngành phòng chống thiên tai.
Theo TS Tanaka, chuyên gia quản lý rủi ro thiên tai của JICA, cần thảo luận thêm về thứ tự ưu tiên, nghĩ về phương pháp MCA để đánh giá những ưu tiên của các giải pháp. Đồng thời, xem xét thêm về thiệt hại, kinh phí; quan tâm tới các nguồn vốn của dự án để thực hiện ngay lập tức, như một số dự án có thể được triển khai ngay đối với kinh phí địa phương. Một số lưu vực thượng nguồn không có lũ nhiều như Đắk Lắc nên xem xét tổng hợp các giải pháp.
“Sử dụng các phương pháp đã đề ra, tính toán ảnh hưởng của lũ từ thượng nguồn đến hạ nguồn để có thể xử lý tốt hơn. Chúng ta có thể tiếp tục phát triển, ứng dụng các phương pháp vào chiến lược phòng chống thiên tai”, TS Tanaka nêu quan điểm.