(TN&MT) - Huyện và xã đã có những kết luận trái ngược nhau về về khu nhà xưởng trang trại được xây dựng được xây trên bờ kè xả thải đen kịt hôi thối đầu độc sông Hồng.
UBND huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) vừa có Kết luận giải quyết đơn thư vụ người dân khiếu nại doanh nghiệp chiếm đất xây nhà xưởng trang trại lấn chiếm hành lang an toàn đê điều và xả thải đầu độc sông Hồng.
Trước đó, Báo Tài nguyên & Môi trường phản ánh theo đơn, từ năm 2005, ông Nguyễn Ngọc Báu (anh ruột ông Nguyễn Ngọc Tú - đương nhiệm Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc) thầu phần đất 5% của xã làm bến bãi cát sỏi làm ảnh hưởng đến sản xuất, sau đó chiếm luôn đất của họ.
Sau nhiều lần gửi đơn khiếu nại tới các cấp chính quyền, đến nay, UBND huyện đã kết luận khiếu nại của dân là đúng và khẳng định chủ doanh nghiệp này đã lấn chiếm đất của người dân.
UBND huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) vừa có Kết luận giải quyết đơn thư vụ người dân khiếu nại doanh nghiệp chiếm đất xây nhà xưởng trang trại lấn chiếm hành lang an toàn đê điều và xả thải đầu độc sông Hồng.
Trước đó, Báo Tài nguyên & Môi trường phản ánh theo đơn, từ năm 2005, ông Nguyễn Ngọc Báu (anh ruột ông Nguyễn Ngọc Tú - đương nhiệm Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc) thầu phần đất 5% của xã làm bến bãi cát sỏi làm ảnh hưởng đến sản xuất, sau đó chiếm luôn đất của họ.
Sau nhiều lần gửi đơn khiếu nại tới các cấp chính quyền, đến nay, UBND huyện đã kết luận khiếu nại của dân là đúng và khẳng định chủ doanh nghiệp này đã lấn chiếm đất của người dân.
Kết luận nêu rõ: Năm 1996, nhà nước thu hồi đất 95% của các hộ dân tại khu Bãi Chợ để đắp chân đê bối. Năm 1997, HTX trả đất cho các hộ dân để canh tác. Trên bản đồ từ năm 1988 và sổ mục kê đều thể hiện khu đất của những người dân đã được giao trả hồi đó.
Còn đất của ông Nguyễn Ngọc Báu, ông này có hợp đồng thầu đất 5% với UBND xã Trung Kiên từ năm 2005 với diện tích 7.200m2 để làm bãi tập kết vật liệu xây dựng. Từ tháng 8/2015, ông Báu tiếp tục thầu để sản xuất trang trại.
Cũng trước đó, năm 2005, ông Báu hợp đồng với các hộ dân để sử dụng phần đất tiếp giáp khu 5% của mình đến năm 2015 nhưng không giao trên thực địa. Đến năm 2015 khi hết hạn hợp đồng, ông Báu xây trang trại đã chồng lần lên phần đất từng thuê của người dân.
Theo đó, UBND huyện Yên Lạc yêu cầu UBND xã Trung Kiên làm việc với ông Nguyễn Ngọc Báu để thống nhất phương án trả đất 95% (phần bị chồng lấn) cho các hộ dân. Qua đó, huyện cũng yêu cầu điều chỉnh lại hợp đồng thầu đất 5% của ông Báu và tổ chức cắm mốc, chỉnh lý hồ sơ địa chính cho rõ ràng.
Trao đổi với PV, ông Trần Thanh Thọ (Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc) cho biết, ông là người được giao phụ trách đoàn kiểm tra xác minh vụ việc. Ông Nguyễn Ngọc Tú (Phó Chủ tịch UBND huyện) là người phụ trách kinh tế, đất đai. Nhưng vì ông Báu là người thân của ông Tú nên huyện giao cho ông Thọ phụ trách kiểm tra để đảm bảo tính khách quan.
Còn đất của ông Nguyễn Ngọc Báu, ông này có hợp đồng thầu đất 5% với UBND xã Trung Kiên từ năm 2005 với diện tích 7.200m2 để làm bãi tập kết vật liệu xây dựng. Từ tháng 8/2015, ông Báu tiếp tục thầu để sản xuất trang trại.
Cũng trước đó, năm 2005, ông Báu hợp đồng với các hộ dân để sử dụng phần đất tiếp giáp khu 5% của mình đến năm 2015 nhưng không giao trên thực địa. Đến năm 2015 khi hết hạn hợp đồng, ông Báu xây trang trại đã chồng lần lên phần đất từng thuê của người dân.
Theo đó, UBND huyện Yên Lạc yêu cầu UBND xã Trung Kiên làm việc với ông Nguyễn Ngọc Báu để thống nhất phương án trả đất 95% (phần bị chồng lấn) cho các hộ dân. Qua đó, huyện cũng yêu cầu điều chỉnh lại hợp đồng thầu đất 5% của ông Báu và tổ chức cắm mốc, chỉnh lý hồ sơ địa chính cho rõ ràng.
Trao đổi với PV, ông Trần Thanh Thọ (Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc) cho biết, ông là người được giao phụ trách đoàn kiểm tra xác minh vụ việc. Ông Nguyễn Ngọc Tú (Phó Chủ tịch UBND huyện) là người phụ trách kinh tế, đất đai. Nhưng vì ông Báu là người thân của ông Tú nên huyện giao cho ông Thọ phụ trách kiểm tra để đảm bảo tính khách quan.
Sau khi UBND huyện kết luận, sẽ để thời gian cho chủ trang trại tự tháo dỡ khắc phục hậu quả. Nếu không thực hiện sẽ bị cưỡng chế.
Phóng viên đặt câu hỏi về việc trang trại xây trên bờ kè và xả thải đầu độc sông Hồng. Ông Thọ cho biết, huyện cũng đã nắm được 2 nội dung này. Trong cuộc họp mới đây, huyện đã chỉ đạo trước hết xã kiểm tra và có báo cáo lên huyện.
Cũng theo ông Thọ, tới đây huyện sẽ có chỉ đạo bằng văn bản tới xã và các phòng ban để xác minh cụ thể 2 nội dung trên. Trước hết phải giải quyết được vấn đề khiếu nại để trả lại đất canh tác cho người dân. Vị lãnh đạo cũng cho biết, kết luận này đã được thông qua các bên và tất cả đều đã đồng thuận.
Cũng theo ghi nhận của PV, kết luận của huyện hoàn toàn trái ngược với thông tin mà lãnh đạo xã Trung Kiên đưa ra trước đó.
Khi làm việc với PV, ông Nguyễn Văn Vui (Chủ tịch UBND xã Trung Kiên) cho rằng trang trại không hề chống lên đất của người dân và phần đất của người dân ở vị trí lùi vào trong. Lãnh đạo xã còn quả quyết phòng chuyên môn đã đo đạc diện tích các thửa đất phía trong cho người dân thì thấy không ai bị thiếu cả, thậm chí còn thừa.
Mặc dù phát biểu hùng hồn nhưng khi cầm bản đồ, cán bộ lãnh đạo xã Trung Kiên lại không xác định được mốc giới đất của dân và của trang trại từ đâu đến đâu.
Cũng theo quan sát của PV tại hiện trường, khu đất rộng lớn nằm cạnh sông Hồng đã mọc lên hàng loạt dãy nhà xưởng mái tôn. Nhà xưởng trải dài từ khu đất của người dân đến tận dưới bãi bồi. Một vài công trình năm luôn trên phần bờ kè sông được chính quyền địa phương xây đắp từ nhiều năm trước.
Dưới phần đất bồi ngay mép sông là vũng nước thải rất lớn màu đen kịt. Vũng nước thải này chảy tràn lan tự do ra ngoài và được "ngụy trang" bằng đám cây cỏ um tùm, nhìn từ xa rất khó phát hiện. Khi PV có mặt, mùi phân lợn hôi thối từ khu vực nước thải này bốc lên nồng nặc.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...
Phóng viên đặt câu hỏi về việc trang trại xây trên bờ kè và xả thải đầu độc sông Hồng. Ông Thọ cho biết, huyện cũng đã nắm được 2 nội dung này. Trong cuộc họp mới đây, huyện đã chỉ đạo trước hết xã kiểm tra và có báo cáo lên huyện.
Cũng theo ông Thọ, tới đây huyện sẽ có chỉ đạo bằng văn bản tới xã và các phòng ban để xác minh cụ thể 2 nội dung trên. Trước hết phải giải quyết được vấn đề khiếu nại để trả lại đất canh tác cho người dân. Vị lãnh đạo cũng cho biết, kết luận này đã được thông qua các bên và tất cả đều đã đồng thuận.
Cũng theo ghi nhận của PV, kết luận của huyện hoàn toàn trái ngược với thông tin mà lãnh đạo xã Trung Kiên đưa ra trước đó.
Khi làm việc với PV, ông Nguyễn Văn Vui (Chủ tịch UBND xã Trung Kiên) cho rằng trang trại không hề chống lên đất của người dân và phần đất của người dân ở vị trí lùi vào trong. Lãnh đạo xã còn quả quyết phòng chuyên môn đã đo đạc diện tích các thửa đất phía trong cho người dân thì thấy không ai bị thiếu cả, thậm chí còn thừa.
Mặc dù phát biểu hùng hồn nhưng khi cầm bản đồ, cán bộ lãnh đạo xã Trung Kiên lại không xác định được mốc giới đất của dân và của trang trại từ đâu đến đâu.
Cũng theo quan sát của PV tại hiện trường, khu đất rộng lớn nằm cạnh sông Hồng đã mọc lên hàng loạt dãy nhà xưởng mái tôn. Nhà xưởng trải dài từ khu đất của người dân đến tận dưới bãi bồi. Một vài công trình năm luôn trên phần bờ kè sông được chính quyền địa phương xây đắp từ nhiều năm trước.
Dưới phần đất bồi ngay mép sông là vũng nước thải rất lớn màu đen kịt. Vũng nước thải này chảy tràn lan tự do ra ngoài và được "ngụy trang" bằng đám cây cỏ um tùm, nhìn từ xa rất khó phát hiện. Khi PV có mặt, mùi phân lợn hôi thối từ khu vực nước thải này bốc lên nồng nặc.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...