Chương trình có sự tham gia của ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT; Bà Nguyễn Hoàng Phượng, Tư vấn trưởng Chương trình Chính sách và Pháp luật, Công ty Tư vấn e-Policy; Bà Bùi Đặng Duyên Mai, Giám đốc đối ngoại, truyền thông và Phát triển bền vững Coca-Cola Việt Nam và Cambodia.
Việc thu gom, xử lý, tái chế rác thải không chỉ đem lại lợi ích bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi kinh tế cho các nhà sản xuất, xuất khẩu. Trong bối cảnh giá nguyên vật liệu, hàng hóa trên thế giới tăng cao, tăng cường thu gom tái chế sẽ giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tái chế, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời, tiết kiệm được chi phí xử lý chất thải, bao bì, tăng giá trị cạnh tranh thương hiệu.
Nhằm tìm kiếm giải pháp tài chính xử lý vấn đề quản lý chất thải, tăng cường tái chế, giúp Chính phủ đạt được mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh mà không cần tăng thuế hay phí môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đưa ra một cách tiếp cận chính sách môi trường mới, một công cụ kinh tế hữu hiệu đó chính là cơ chế mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu, gọi tắt là EPR.
Vậy tại sao EPR lại được kỳ vọng là một giải pháp hiệu quả và rõ ràng nhất giúp giải quyết vấn đề rác thải nhựa hiện nay và đặt nền móng cho nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam? Mời quý vị đón xem Chương trình để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này tại đường link YouTube vào lúc 19h: