Tìm giải pháp giảm khí nhà kính cho ngành nông nghiệp TP.HCM

31/01/2016 00:00

(TN&MT) - Thời gian qua, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và BĐKH đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Tính toán phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại TP.Hồ Chí Minh”.

Trồng rau công nghệ sạch tại TP.HCM
Trồng rau công nghệ sạch tại TP.HCM

Đối với TP.HCM, mặc dù hoạt động nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ và đang có xu hướng giảm về diện tích nhưng cũng gây ra lượng phát thải KNK đáng kể. Hoạt động nông nghiệp trên địa bàn TP.HCM chủ yếu tập trung tại 5 huyện: Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Hoóc Môn và Củ Chi với các lĩnh vực chính là trồng trọt, chăn nuôi.

Thời gian qua, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và BĐKH đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Tính toán phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại TP.Hồ Chí Minh”. Theo đó, đề tài tập trung vào nghiên cứu và tính toán tổng tải lượng phát thải chủ yếu CO2, CH4, N2O thông qua hệ số phát thải theo từng lĩnh vực, ngành nghề.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng phát thải trong nông nghiệp ở TP. HCM năm 2013 vào khoảng 1,3 triệu tấn, trong đó phát thải từ chăn nuôi khoảng 830 nghìn tấn CO2 tương đương chiếm 64,5%, trồng trọt phát thải gần 400 nghìn tấn (31%) và thủy sản 58 nghìn tấn (4,5%). Trong đó, hoạt động chăn nuôi, phát thải nhiều nhất từ quá trình quản lí phân (76%). Theo loại vật nuôi, bò sữa và heo là hai vật nuôi phát thải KNK nhiều nhất (bò sữa chiếm 55% và heo chiếm 32% tổng lượng phát thải trong chăn nuôi).

Để chủ động thích ứng với BĐKH, bảo vệ môi trường, hướng tới một mô hình phát triển mới để đạt được nền kinh tế xanh, phát triển bền vững thì ngành nông nghiệp TP.HCM trước hết cần chủ động lập phương án giảm phát thải KNK góp phần đạt được mục tiêu chung đến 2020 lĩnh vực trồng trọt sẽ giảm 5,7 triệu tấn CO2, tương đương khoảng 10% lượng KNK. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ, hướng dẫn cơ sở chăn nuôi bò sữa và heo trong việc thu gom, xử lý phân để giảm thiểu phát thải KNK. Ngoài ra, cần hướng dẫn cho người dân chuyển đổi việc canh tác truyền thống sang sử dụng phương pháp canh tác cái tiến như hệ thống canh tác lúa cải tiến (System of Rice Intenfisication – SRI), ba giảm ba tăng (3G3T) vừa mang lại hiệu quả kinh tế đồng thời làm giảm lượng phát thải KNK ở lĩnh vực này.

                                                                                                           Tin &  ảnh:  LinhNga

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp giảm khí nhà kính cho ngành nông nghiệp TP.HCM
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO