Tiếp nối các chương trình quốc gia về biến đổi khí hậu 

Thu Trang | 10/11/2020 19:27

(TN&MT) - Ngày 10/11, tại Hà Nội, WWF – Việt Nam phối hợp cùng văn phòng Friedrich – Ebert – Stiftung (FES) Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “5 năm Thoả thuận Paris – Tiếp nối và thực hiện cam kết cùng các chương trình quốc gia về biến đổi khí hậu”.

Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phát biểu tại hội thảo

Hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận về sự đóng góp của CSO và đối tác vào quá trình triển khai NDC và NSCC giai đoạn 2021 – 2030 và chiến lược tiếp theo của BĐKH giai đoạn 2021 – 2030

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) cho biết: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu đựng những tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Đến nay, Việt Nam đã và đang tích cực, nỗ lực cùng các quốc gia thảo luận, xây dựng hiệp định Paris.

Ông Phạm Văn Tấn cho rằng: Đây là giai đoạn mới mà Việt Nam cần chuẩn bị để các ngành, địa phương triển khai, thực hiện. Thoả thuận Paris có tác động sâu rộng về mọi mặt và đặc biệt hơn từ 2021 trở đi, Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các cam kết về NDC cũng như các quy định khác. Chính vì vây cần tiếp tục thực hiện, triển khai các vấn đề về ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường đặt ra trong bối cảnh môi trường và rà soát, cập nhập chiến lược quốc gia tầm nhìn đến 2030 và tầm nhìn 2050. 

Trước những thách thức đặt ra của vấn đề BĐKH, bà Claudia Ehing – Giám đốc dự án Biến đổi khí hậu và Năng lượng tại Việt Nam cho biết: “Nhìn từ những diễn biến biến đổi khí hậu đổ vào miền trung trong thời gian vừa qua chúng ta thấy rằng không thể xem nhẹ biến đổi khí hậu, khi đại dịch Covid-19 kết thúc thì cuộc khủng hoảng về môi trường vẫn còn đó. Đại dịch Covid -19 không phải là lý do chúng ta trì hoãn chuyển đổi quá trình sang nền kinh tế các – bon thấp mà thay vào đó cần tìm kiếm phương pháp, giải pháp thích hợp”. 

Bà Claudia Ehing – Giám đốc dự án Biến đổi khí hậu và Năng lượng tại Việt Nam tại hội thảo

Theo đó, bà Claudia Ehing cho rằng việc dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên  không phải là giải pháp lâu dài và sẽ ảnh hưởng đến tương lai khi nguồn tài nguyên bị cạn kiết, thay vào đó cần vận động các giải pháp thực hiện cho môi trường xanh, phù hợp với thoả thuận Paris. Đồng thời, cần có những giải pháp từ cộng đồng, các cấp cơ sở từ Trung ương đến địa phương, lấy người dân làm trung tâm. 

Báo cáo về kết quả đạt được của NCCS: Dự án TA AFD, Ông Phạm Văn Tấn cho biết, nhận thức về BĐKH đã được nâng cao hơn trước, môi trường được coi là nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội bền vững, ứng phó với BĐKH được đặt ở vị trí trung tâm các quyết định phát triển. Đồng thời, Việt Nam đã và đang góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó BĐKH; các chiến lược cụ thể 201-2020, kết quả rà soát, đánh giá cho thấy có 9/18 chỉ tiêu có thể đạt dược, 7/18 chỉ tiêu dự báo không đạt dược và 2/18 chỉ tiêu không có số liệu để đánh giá.

Năm 2020, Việt Nam cơ bản đảm bảo an ninh lương thực và an ninh năng lượng, nhưng phải đối mặt với những thách thức về an ninh nguồn nước, đặc biệt ở Dồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra nền kinh tế các-bon thấp, tang trưởng xanh chưa trở thành xu hướng chủ đạo,…

Trước những khó khăn còn tồn đọng, Cục BĐKH đã đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện chiến lược trong giai đoạn 2021 – 2030 như: Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ; Tiếp tục phát triển mạng lưới quan tẵ khí tượng thuỷ văn, giám sát biến đổi khí hậu hiện đại; xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu; Chú trọng một số ngành, lĩnh cực ưu tiên với đồng lợi ích cao; tập trung ứng phó với biến đổi khí hậu tại một số địa bàn, khu vực trọng điểm;…

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tiếp nối các chương trình quốc gia về biến đổi khí hậu 
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO