Đây là Hội nghị Bộ trưởng G7 đầu tiên kể từ khi gần 200 nước tham dự Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) cuối năm ngoái, theo đó nhất trí kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu không quá 2 độ C so với nhiệt độ của thời kỳ tiền cách mạng công. Ngoài ra, hiệp định cũng đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ đôla mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Môi trưởng nhóm G7 đã thông qua một tuyên bố chung, trong đó khẳng định sẽ sớm hiện thực hóa hiệp ước khí hậu Paris, đồng thời tìm kiếm biện pháp nhằm đưa ra chiến lược trung và dài hạn để chống lại tình trạng ấm lên của Trái Đất trước hạn chót vào năm 2020.
Hội nghị cũng thông qua một giao thức mới “Khung Toyama về tái chế vật liệu” nhằm mục đích giảm 50% tình trạng lãng phí thực phẩm theo đầu người vào năm 2030. Khuôn khổ mới này cũng bao gồm việc tái chế rác thải từ các thảm họa thiên nhiên và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo.
T.H