Thí điểm 6 mô hình xã an toàn với thiên tai
(TN&MT) - Để phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai tại chỗ, với việc xây dựng những mô hình thí điểm "xã an toàn với thiên tai trong xây dựng NTM" sẽ góp phần giúp các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, các xã nghèo và đặc biệt khó khăn, nhanh chóng ứng phó hiệu quả với thiên tai, giảm thiệt hại.
Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây — dựng nông thôn mới (NTM) đã làm thay đổi diện mạo, đời sống kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam. Tuy vậy, nhiều xã NTM vừa được được công nhận chỉ sau một trận lũ, cơn bão đã bị phá hủy, thậm chí xóa sổ.
Theo số liệu của Ban Chỉ đạo TW về phòng chống thiên tai, trong 10 năm gần đây, mỗi năm, thiên tại làm trên 300 người chết và mất tích; thiệt hại kinh tế trung bình khoảng hơn 17.000 tỷ đồng (tương đương 876 triệu USD) và có xu thế ngày càng gia tăng. Chỉ riêng năm 2017, thiên tại đã làm 385 người chết và mất tích, 654 người bị thương; 8.16 nhà bị đổ, sập, trôi; 562.000 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, môi trường sinh thái và hủy hoại thành quả xây dựng NTM tại nhiều địa phương.
Do vậy, việc xây dựng xã an toàn về phòng chống thiên tai (PCTT) là cần thiết và cấp bách, nhằm đảm bảo tính bền vững cũng như giữ vững thành quả đạt được của địa phương trong phong trào xây dựng NTM.
Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1980/QĐ- TTg ngày 17/10/2016 đã đưa ra tiêu chí 3.2 với nội dung về “Xã đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về PCTT tại chỗ”.
Một xã bảo đảm đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu quy định về PCTT tại chỗ trong xây dựng nông thôn mới, phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu: Có tổ chức bộ máy thực hiện công tác PCTT được thành lập và kiện toàn theo quy định của pháp luật, có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong công tác PCTT tại địa phương. Các hoạt động PCTT được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh. Có cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu PCTT tại chỗ. Tuy vậy, nhiều địa phương còn coi trọng về mặt hình thức, chưa thật sự chú trọng tới việc đào tạo, nâng cao nhận thức của người dân và năng lực của chính địa phương trong công tác PCTT, nên hằng năm, cả nước vẫn tiếp tục phải gánh chịu nhiều thiệt hại về người và tài sản.
Nhằm hiện thực hóa các nội dung của tiêu chí 3.2 trên thực tế, Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tại triển khai Dự án thí điểm “Xã an toàn về phòng chống thiên tai ” tại 6 tỉnh, thành phố trên cả nước từ tháng 4/2018 đến tháng 6/2020. Đây là những địa phương đại diện cho các phân vùng thiên tai, gồm: Lào Cai đại diện cho vùng Tây Bắc; Hải Dương đại diện cho vùng đồng bằng sông Hồng; khu vực Bắc Trung Bộ có Nghệ An; vùng duyên hải miền Trung và Nam | Trung Bộ là Đà Nẵng; mặt khác Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương cho nên đại diện cả vùng đô thị lớn, tập trung; tỉnh Đắk Lắk đại diện cho vùng Tây Nguyên; Đồng Tháp đại diện cho vùng Tây Nam Bộ.
Theo đó, dự án sẽ triển khai các hoạt động chính bao gồm: thiết kế mô hình “Xã đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ” trong xây dựng NTM phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; Đào tạo, tập huấn, truyền thông nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho địa phương....
Ông Nguyễn Đức Quang - Cục trưởng Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, cho biết, trong quá trình triển khai dự án sẽ bổ sung và làm rõ những vấn đề còn vướng mắc khi triển khai tiêu chí 3.2 trong thực tế.
“Khi dự án được triển khai, các quy định như tổ chức bộ máy ra sao, nguồn nhân lực bao gồm những ai, phương án ứng phó như thế nào... sẽ được hiện hữu, cụ thể hóa và trở thành kế hoạch mẫu để các địa phương học hỏi kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai, tăng giảm điều chỉnh cho phù hợp.” - ông Nguyễn Đức Quang cho biết.
Sau khi các mô hình thí điểm “Xã an toàn với thiên tai” được triển khai thành công, các cơ quan chức năng sẽ tổ chức tổng kết, biên tập tài liệu hướng dẫn để các địa phương áp dụng trên địa bàn cả nước, góp phần xây dựng một xã hội bền vững trước thiên tai.