Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (25.311), Nghệ An (10.511), Lào Cai (9.574), Phú Thọ (7.867), Bắc Ninh (5.020), Lạng Sơn (4.869), Hải Dương (4.856), Thái Nguyên (4.835), Đắk Lắk (4.592), Tuyên Quang (4.389), Bình Dương (4.264), Hưng Yên (3.971), Vĩnh Phúc (3.870), Hòa Bình (3.844), Cà Mau (3.747), Sơn La (3.699), Gia Lai (3.620), Quảng Bình (3.565), Thái Bình (3.157), Bắc Giang (2.985), Yên Bái (2.977), Bình Định (2.955), Điện Biên (2.945), Quảng Ninh (2.885), Cao Bằng (2.880), Lâm Đồng (2.861), Hải Phòng (2.844), Bến Tre (2.734), Quảng Trị (2.417), TP. Hồ Chí Minh (2.369), Lai Châu (2.279), Nam Định (2.265), Ninh Bình (2.260), Hà Nam (2.160).
Bình Phước (1.987), Tây Ninh (1.986), Vĩnh Long (1.952), Hà Giang (1.920), Bắc Kạn (1.639), Khánh Hòa (1.382), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.270), Phú Yên (1.196), Đà Nẵng (1.086), Đắk Nông (995), Thanh Hóa (933), Hà Tĩnh (927), Trà Vinh (873), Quảng Ngãi (820), Kon Tum (793), Bình Thuận (783), Thừa Thiên Huế (505), Quảng Nam (358), Bạc Liêu (287), Đồng Nai (250), Long An (174), Cần Thơ (133), An Giang (130), Kiên Giang (90), Đồng Tháp (75), Sóc Trăng (57), Hậu Giang (53), Ninh Thuận (40), Tiền Giang (38).
Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 24.975 ca tại Vĩnh Phúc (trong đó đã bao gồm 5.000 ca thông báo ngày 16/3/2022 tại Vĩnh Phúc) và Sở Y tế Hải Dương đăng ký bổ sung 155.878 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-1.021), Hà Nội (-909), Sơn La (-805). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lào Cai (+4.764), Hải Phòng (+2.844), Gia Lai (+1.542).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 7.174.423 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 72.595 ca nhiễm).
Về tình hình điều trị, trong ngày, có 135.683 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 3.685.988 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.435 ca.
Từ 17h30 ngày 16/3 đến 17h30 ngày 17/3 ghi nhận 76 ca tử vong tại: Hà Nội (7), Đồng Nai (6), Nam Định (5), Gia Lai (4), Hải Dương (4), Kiên Giang (4), Phú Thọ (4), Quảng Ninh (4), Bình Thuận (3), Hòa Bình (3 ca trong 2 ngày), Khánh Hòa (3), Lạng Sơn (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bạc Liêu (2), Quảng Bình (2), Thái Nguyên (2), TP. Hồ Chí Minh (2), Trà Vinh (2), Bắc Giang (1), Bắc Kạn (1), Bình Dương (1), Cà Mau (1), Cần Thơ (1), Đà Nẵng (1), Hà Giang (1), Hà Nam (1), Lâm Đồng (1), Nghệ An (1), Ninh Bình (1), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (1), Thái Bình (1).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.683 ca, chiếm tỷ lệ 0,6% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong ngày 16/3, có 349.781 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 201.079.635 liều, trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.024.335 liều: Mũi 1 là 70.932.002 liều; Mũi 2 là 67.850.628 liều; Mũi 3 là 1.493.406 liều; Mũi bổ sung là 14.617.645 liều; Mũi nhắc lại là 29.130.654liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.055.300 liều: Mũi 1 là 8.751.174 liều; Mũi 2 là 8.304.126 liều.
Trong ngày 17/3/2022, Bộ Y tế ban hành Công điện số 365/CĐ-BYT về việc tiếp tục thanh tra, kiểm tra, tăng cường quản lý về thuốc điều trị COVID-19.
Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn.
Tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vắc xin; tăng cường vận động người dân tiêm vắc xin, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên.