(TN&MT) – Sau khi Báo TN&MT có bài viết phản ánh về tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích trên địa bàn, UBND xã Tam Hiệp đã có văn bản chính thức phản hồi thông tin Báo nêu.
Theo đó, ngày 04/06/2018, UBND xã Tam Hiệp đã có Công văn số 116/UBND gửi Báo TN&MT phúc đáp bài viết “Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ thông tin lấn chiếm đất công ở Thanh Trì” đăng tải ngày 24/05.
Tại văn bản, UBND xã Tam Hiệp cho biết, ngày 17/05/2018, UBND xã đã thành lập Tổ công tác thống kê các vi phạm về trật tự xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn xã Tam Hiệp.
UBND xã Tam Hiệp thừa nhận, cũng như một số địa phương ven đô khác ở Hà Nội, từ những năm 1990 trở về trước tình hình quản lý, sử dụng đất đai ở xã Tam Hiệp có nhiều tồn tại, thiếu sót, đặc biệt là tình trạng một số hộ dân tự ý làm lều lán, nhà tạm, quán bằng khung sắt mái tôn trên đất nông nghiệp… những thiếu sót vi phạm đã được Thanh tra huyện Thanh Trì và UBND huyện làm rõ và đề nghị UBND xã Tam Hiệp giám sát, quản lý giữ nguyên hiện trạng các khu vực cho đến khi có dự án bị thu hồi.Cụ thể, việc sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực trước cổng Trường Trung cấp dạy nghề số 18 Bộ Quốc Phòng, thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, theo UBND xã Tam Hiệp, tổng diện tích đất nông nghiệp khu vực này khoảng 2.579m2. Phần lớn diện tích này đã giao cho các hộ theo Nghị định 64-CP.
Tuy nhiên, tại khu vực này do đất cằn cỗi vì ô nhiễm, các hộ dân không sản xuất nông nghiệp được nên bỏ hoang hóa. Cho đến năm 2004, khi Trường dạy nghề số 18 Bộ Quốc Phòng đặt tại thôn Huỳnh Cung phát triển có đông số học sinh, sinh viên về học và cư trú trên địa bàn.
Sau đó, từ năm 2004 đến 2014, một số hộ dân do thiếu việc làm đã tự ý làm lều lán, quán bán hàng bán cho sinh viên để mưu sinh. Hiện nay, qua thống kê có 25 công trình nhà lán tạm, mái tôn và prôximăng của 13 hộ dân. Các hộ dân đều thừa nhận có sai phạm, song đều xin được tồn tại các nhà lán tạm để bán hàng mưu sinh cho đến khi Nhà nước có dự án thu hồi và cam kết không phát sinh thêm công trình.
Tại khu vực dự án trồng nấm của ông Lưu Đình Hiền: Khu vực này đã được UBND huyện Thanh Trì phê duyệt theo quyết định số 6344/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 làm dự án trồng nấm. Trong quá trình trồng nấm, do nấm chỉ có 2 mùa vụ nên ông Hiền đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng cho thuê làm kho đông lạnh. Ngày 19/6/2017, UBND huyện Thanh Trì ban hành quyết định số 3710/QĐ-UBND về việc thu hồi. Sau khi có quyết định thu hồi, UBND xã Tam Hiệp đã đôn đốc ông Hiền chấp hành. Đến nay ông Lưu Đình Hiền đã tự dỡ bỏ toàn bộ vì kèo, mái tôn sắt, hiện còn lại hàng rào tôn xung quanh, ông Hiền có đơn xin tồn tại để chăn nuôi gia cầm.Tại khu vực Công ty Lộc Phát của ông Lưu Đình Hiền: Ông Hiền được giao 815m2 đất theo Nghị định 64-CP tại xứ đồng Hố Lò giáp đường Phan Trọng Tuệ. Ngày 20/5/1989 UBND huyện Thanh Trì có công văn số 34/CV-UB về việc chấp thuận cho ông Lưu Đình Đảm là bố ông Lưu Đình Hiền được phép xây dựng nhà 1 tầng mái ngói với diện tích là 37m2. Căn nhà gạch được xây dựng từ năm 1989. Sau thời gian ở gia đình ông Hiền có làm thêm 04 công trình tạm cột sắt, mái tôn từ những năm 2003.
Tại khu Cánh Đình, trước cổng Bệnh viện Thăng Long: Với khu vực này có diện tích hơn 5000m2 đất nông nghiệp được giao cho 97 hộ dân theo Nghị định 64-CP của Chính phủ. Trong số các hộ được giao đất, có một số hộ nằm trên nền lò gạch cũ nên không thể sản xuất nông nghiệp, phần diện tích này lại nằm ở vị trí giáp mặt đường trước cổng bệnh viện Thăng Long nên các hộ dân đã dựng lán tạm để bán nước, bán hàng phục vụ cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Thời điểm những năm 1990 khu vực này đã có một số hộ dân được thôn giao đất trái thẩm quyền và tự ý làm nhà, lán tạm nhỏ, sau nhiều năm, các hộ có cơi nới sửa chữa thành nhà cấp 4.
Năm 2000 khi Bệnh viện đa khoa Thăng Long và một số công ty, doanh nghiệp được Thành Phố giao đất và xây dựng trụ sở đóng trên địa bàn thôn Tựu Liệt. Từ năm 2000 đến 2014 do cơ chế thị trường và nhu cầu tìm kiếm công ăn việc làm, một số hộ dân địa phương đã tự ý làm lều lán, nhà tạm cấp bốn để kinh doanh bán hàng nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu của cán bộ công nhân, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân của bệnh viện và các cơ quan đơn vị thuộc khu vực. Cuối năm 2015, khi dự án kè bờ sông Tô lịch chuẩn bị hoàn thành, một số hộ dân có công trình vi phạm từ trước đây đã mở thêm cửa quay ra phía bờ sông để thuận tiện cho việc đi lại.
Ngoài đất nông nghiệp đã được giao cho, tại khu vực này có khoảng 3000m2 đất công. Trong đó có 1600 m2 là sân bóng thôn Tựu Liệt. Năm 2011, thôn đã ký hợp đồng cho ông Ngô Hoàng Hải quản lý và hàng năm có đóng góp kinh phí cho thôn với số tiền 7.200.000 đồng/năm. Đến ngày 31/12/2016, ông Hải thanh lý hợp đồng. Ngày 01/01/2017, thôn Tựu Liệt ký hợp đồng với cho ông Trương Quang Trung tiếp tục quản lý cho đến nay ( hợp đồng một năm một).
Theo UBND xã Tam Hiệp, phần diện tích công còn lại là bãi vật liệu xây dựng 800m2 và bãi rác 200m2 nằm trong kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 02/03/2018 của UBND huyện Thanh Trì về việc thực hiện đề án quy hoạch và xã hội hóa đầu tư các điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt và các điểm kinh doanh vật liệu xây dựng, trung chuyển phế thải tạm thời trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Theo đó, ngày 04/06/2018, UBND xã Tam Hiệp đã có Công văn số 116/UBND gửi Báo TN&MT phúc đáp bài viết “Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ thông tin lấn chiếm đất công ở Thanh Trì” đăng tải ngày 24/05.
Tại văn bản, UBND xã Tam Hiệp cho biết, ngày 17/05/2018, UBND xã đã thành lập Tổ công tác thống kê các vi phạm về trật tự xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn xã Tam Hiệp.
UBND xã Tam Hiệp thừa nhận, cũng như một số địa phương ven đô khác ở Hà Nội, từ những năm 1990 trở về trước tình hình quản lý, sử dụng đất đai ở xã Tam Hiệp có nhiều tồn tại, thiếu sót, đặc biệt là tình trạng một số hộ dân tự ý làm lều lán, nhà tạm, quán bằng khung sắt mái tôn trên đất nông nghiệp… những thiếu sót vi phạm đã được Thanh tra huyện Thanh Trì và UBND huyện làm rõ và đề nghị UBND xã Tam Hiệp giám sát, quản lý giữ nguyên hiện trạng các khu vực cho đến khi có dự án bị thu hồi.Cụ thể, việc sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực trước cổng Trường Trung cấp dạy nghề số 18 Bộ Quốc Phòng, thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, theo UBND xã Tam Hiệp, tổng diện tích đất nông nghiệp khu vực này khoảng 2.579m2. Phần lớn diện tích này đã giao cho các hộ theo Nghị định 64-CP.
Tuy nhiên, tại khu vực này do đất cằn cỗi vì ô nhiễm, các hộ dân không sản xuất nông nghiệp được nên bỏ hoang hóa. Cho đến năm 2004, khi Trường dạy nghề số 18 Bộ Quốc Phòng đặt tại thôn Huỳnh Cung phát triển có đông số học sinh, sinh viên về học và cư trú trên địa bàn.
Sau đó, từ năm 2004 đến 2014, một số hộ dân do thiếu việc làm đã tự ý làm lều lán, quán bán hàng bán cho sinh viên để mưu sinh. Hiện nay, qua thống kê có 25 công trình nhà lán tạm, mái tôn và prôximăng của 13 hộ dân. Các hộ dân đều thừa nhận có sai phạm, song đều xin được tồn tại các nhà lán tạm để bán hàng mưu sinh cho đến khi Nhà nước có dự án thu hồi và cam kết không phát sinh thêm công trình.
Tại khu vực dự án trồng nấm của ông Lưu Đình Hiền: Khu vực này đã được UBND huyện Thanh Trì phê duyệt theo quyết định số 6344/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 làm dự án trồng nấm. Trong quá trình trồng nấm, do nấm chỉ có 2 mùa vụ nên ông Hiền đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng cho thuê làm kho đông lạnh. Ngày 19/6/2017, UBND huyện Thanh Trì ban hành quyết định số 3710/QĐ-UBND về việc thu hồi. Sau khi có quyết định thu hồi, UBND xã Tam Hiệp đã đôn đốc ông Hiền chấp hành. Đến nay ông Lưu Đình Hiền đã tự dỡ bỏ toàn bộ vì kèo, mái tôn sắt, hiện còn lại hàng rào tôn xung quanh, ông Hiền có đơn xin tồn tại để chăn nuôi gia cầm.Tại khu vực Công ty Lộc Phát của ông Lưu Đình Hiền: Ông Hiền được giao 815m2 đất theo Nghị định 64-CP tại xứ đồng Hố Lò giáp đường Phan Trọng Tuệ. Ngày 20/5/1989 UBND huyện Thanh Trì có công văn số 34/CV-UB về việc chấp thuận cho ông Lưu Đình Đảm là bố ông Lưu Đình Hiền được phép xây dựng nhà 1 tầng mái ngói với diện tích là 37m2. Căn nhà gạch được xây dựng từ năm 1989. Sau thời gian ở gia đình ông Hiền có làm thêm 04 công trình tạm cột sắt, mái tôn từ những năm 2003.
Tại khu Cánh Đình, trước cổng Bệnh viện Thăng Long: Với khu vực này có diện tích hơn 5000m2 đất nông nghiệp được giao cho 97 hộ dân theo Nghị định 64-CP của Chính phủ. Trong số các hộ được giao đất, có một số hộ nằm trên nền lò gạch cũ nên không thể sản xuất nông nghiệp, phần diện tích này lại nằm ở vị trí giáp mặt đường trước cổng bệnh viện Thăng Long nên các hộ dân đã dựng lán tạm để bán nước, bán hàng phục vụ cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Thời điểm những năm 1990 khu vực này đã có một số hộ dân được thôn giao đất trái thẩm quyền và tự ý làm nhà, lán tạm nhỏ, sau nhiều năm, các hộ có cơi nới sửa chữa thành nhà cấp 4.
Năm 2000 khi Bệnh viện đa khoa Thăng Long và một số công ty, doanh nghiệp được Thành Phố giao đất và xây dựng trụ sở đóng trên địa bàn thôn Tựu Liệt. Từ năm 2000 đến 2014 do cơ chế thị trường và nhu cầu tìm kiếm công ăn việc làm, một số hộ dân địa phương đã tự ý làm lều lán, nhà tạm cấp bốn để kinh doanh bán hàng nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu của cán bộ công nhân, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân của bệnh viện và các cơ quan đơn vị thuộc khu vực. Cuối năm 2015, khi dự án kè bờ sông Tô lịch chuẩn bị hoàn thành, một số hộ dân có công trình vi phạm từ trước đây đã mở thêm cửa quay ra phía bờ sông để thuận tiện cho việc đi lại.
Ngoài đất nông nghiệp đã được giao cho, tại khu vực này có khoảng 3000m2 đất công. Trong đó có 1600 m2 là sân bóng thôn Tựu Liệt. Năm 2011, thôn đã ký hợp đồng cho ông Ngô Hoàng Hải quản lý và hàng năm có đóng góp kinh phí cho thôn với số tiền 7.200.000 đồng/năm. Đến ngày 31/12/2016, ông Hải thanh lý hợp đồng. Ngày 01/01/2017, thôn Tựu Liệt ký hợp đồng với cho ông Trương Quang Trung tiếp tục quản lý cho đến nay ( hợp đồng một năm một).
Theo UBND xã Tam Hiệp, phần diện tích công còn lại là bãi vật liệu xây dựng 800m2 và bãi rác 200m2 nằm trong kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 02/03/2018 của UBND huyện Thanh Trì về việc thực hiện đề án quy hoạch và xã hội hóa đầu tư các điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt và các điểm kinh doanh vật liệu xây dựng, trung chuyển phế thải tạm thời trên địa bàn huyện Thanh Trì.