Thanh Hóa: Người dân phấn khới từ Chương trình cấp nước và vệ sinh nông thôn

13/02/2019 11:31

(TN&MT) – Sau 5 năm thực hiện Chương trình cấp nước và vệ sinh nông thôn (2013-2018) do Ngân hàng Thế Giới tài trợ, nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hóa đã được sử dụng nguồn nước sạch đạt quy chuẩn Việt Nam (QCVN). Qua đó, giúp người dân nông thôn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch, vấn đề ô nhiễm môi trường được giảm thiểu đáng kể, sức khỏe của cộng đồng ngày một khởi sắc.

Chương trình cấp nước và vệ sinh nông thôn được triển khai với mục tiêu đến năm 2020: 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đảm bảo ít nhất 90% các công trình cấp nước tập trung hoạt động bền vững gắn với mô hình quản lý hiệu quả, giảm 5% thất thoát nước ở hệ thống cung cấp nước tập trung, 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Trong năm 2018 toàn tỉnh thực hiện 12.505 đầu mối mới nước sạch (đạt 122% mục tiêu đề ra)
Trong năm 2018 toàn tỉnh thực hiện 12.505 đầu mối mới nước sạch (đạt 122% mục tiêu đề ra)

Thanh Hóa là một trong 8 tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng được triển khai chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đây là Chương trình cung cấp nước sạch bền vững cho 340.000 hộ, cải thiện điều kiện sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh cho 130.000 hộ, đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung quy mô xã và liên xã cấp nước cho 240 xã tại 8 tỉnh; trong đó tỉnh Thanh Hóa có 30 xã nằm trong các hợp phần của chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông  thôn.

Kết quả thực hiện cải thiện điều kiện cấp nước trong năm 2018: Kế hoạch đề ra là 11.500 đầu nối nước mới, kết quả thực hiện được 12.505 số hộ đấu nối (đạt 122% mục tiêu đề ra), nâng tổng số đầu nối nước sạch lên 55.560, cụ thể: Huyện Hậu Lộc có 7 xã tham gia đạt 557 đấu mối mới, huyện Nga Sơn có 9 xã tham gia đạt 229 đấu mối mới, huyện Hoằng Hóa đạt 3.093 đấu mối mới với 9 xã tham gia, xã Định Tân (huyện Yên Định) đạt 1.083 đấu mối mới , xã An Bình (huyện Quảng Xương) đạt 579 đấu mối mới, huyện Đông Sơn có 3 xã tham gia đạt 845 đấu mối mới và huyện Thọ Xuân đạt 4.300 đấu mối mới.

Số người được hưởng lợi từ công trình nước sạch bền vững: Kế hoạch đề ra năm 2018 là 57.250 người, trong đó kết quả thực hiện riêng 7 xã huyện Hậu Lộc đạt 19.615 người, nâng tổng số người hưởng lợi của gia đoạn 2013-2018 lên 125.555 người (đạt 109.6% mục tiêu đề ra).

Nhiều công trình nước sạch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được chú trọng xây dựng
Nhiều công trình nước sạch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được chú trọng xây dựng

Kết quả cải thiện điều kiện vệ sinh: Kế hoạch đề ra năm 2018 là 1.974 nhà tiêu hợp vệ sinh được xây mới, kết quả thực hiện đạt 1.914 nhà tiêu, nâng tổng số nhà tiêu hợp vệ sinh lên 18.561 trong giai đoạn 2013-2018 (vượt 104% chỉ tiêu).

Kết quả của việc hưởng lợi từ xã vệ sinh an toàn do Sở Y tế và Sở GD&ĐT tỉnh thực hiện: Kế hoạch năm 2018 là 35.436 người được hưởng lợi, kết quả thực hiện đạt 42.311 người (đạt 119%).

Kết quả thực hiện các công trình vệ sinh ở trường học, trạm y tế có 6 xã có trường học, trạm y tế duy trì được tình trạng vệ sinh (đạt 100% kế hoạch), nâng tổng số xã duy trì vệ sinh lên 34 xã, bằng 136% mục tiêu 5 năm.

Chương trình đã gúp cải thiện điều kiện vệ sinh cho các hộ gia đình của nhiều địa phương trong tỉnh Thanh Hóa. Qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo vệ sinh môi trường trong nhân dân, giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, giữ gìn môi trường sống để tiếp tục đấu nối sử dụng nước sạch từ dự án.

Trong năm 2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị các Bộ, Ngành Trung ương bố trí đủ nhu cầu vốn và thông báo ngay từ đầu năm cho các địa phương. Trong đó, đề nghị Bộ Tài chính cho vay bổ sung thêm 9.954 tỷ đồng để đảm bảo thanh toán khối lượng hoàn thành của các dự án, các hoạt động của Chương trình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa: Người dân phấn khới từ Chương trình cấp nước và vệ sinh nông thôn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO