Thanh Hóa: Đóng cửa nhiều mỏ khoáng sản để bảo vệ môi trường

24/08/2018 09:32

(TN&MT) – Thanh Hóa là tỉnh có khá nhiều mỏ khai thác khoáng sản, nên hoạt động khoáng sản đã gây tiêu cực đến môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và an toàn của người lao động. Chính vì vậy tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định về việc lập, phê duyệt và thực hiện dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản. Nhờ đó, mà việc thực hiện trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác cải tạo phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ khoáng sản được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.  

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 327 giấy phép khai thác khoáng sản đang có hiệu lực; trong đó, có 313 giấy phép được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp và 14 giấy phép được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp. Có 67 khu vực mỏ đã được cấp phép thăm dò, phê duyệt trữ lượng nhưng chưa cấp phép khai thác.
 

Đóng cửa nhiều mỏ khoáng sản để bảo vệ môi trường
Đóng cửa nhiều mỏ khoáng sản để bảo vệ môi trường

Có 55 khu vực mỏ đã được UBND tỉnh ban hành quyết định đóng cửa mỏ là: Công ty CP Tập đoàn XD Miền Trung, mỏ đá vôi ở xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân; Công ty CP Sông Mã, mỏ đất sét làm gạch ở xã Đông Vinh, TP.Thanh Hóa; Doanh nghiệp TN Vân Long Anh, mỏ đất san lấp ở xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống; Công ty CP Ngọc Tâm Bình, mỏ cát số 07 xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa; Công ty TNHH Tiến độ, mỏ đá vôi ở huyện Cẩm Thủy; Công ty TNHH Thanh Thanh Tùng, mỏ đá vôi, xã Thanh Xuân, huyện Tĩnh Gia; Công ty TNHH TMVT Giang Linh, mỏ đá vôi, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia; Công ty CP Vĩnh An, mỏ đá vôi, xã Lương Nội, huyện Bá Thước; Doanh nghiệp TN Anh Toanh, mỏ đá vôi, xã Yên Trung, huyện Yên Định…
 

Các xưởng đá xẻ luôn chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường
Các xưởng đá xẻ luôn chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường

Khu vực UBND tỉnh Thanh Hóa cấm hoạt động khai thác khoáng sản, có tổng diện tích liên quan đến di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là 11.923, 65ha gồm có 63 khu vực; Diện tích liên quan đến rừng phòng hộ là 163.546,8ha gồm có 143 khu vực; Khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, rừng đặc dụng là 82.124,2ha; Tổng diện tích liên quan đến khu bảo tồn địa chất là 4.972,9ha gồm 4 khu vực; Diện tích liên quan đến tôn giáo 43,88ha gồm 93 khu vực; Diện tích liên quan đến hành lang an toàn xăng dầu, khí: 28,35ha, gồm 27 khu vực khu xăng dầu trên địa bàn tỉnh; Diện tích liên quan đến quy hoạch bãi biển, bờ biển có khả năng khai thác du lịch là 1.670,05ha gồm 6 khu vực. Tổng diện tích liên quan đến quy hoạch, bố trí, sử dụng cho nhiệm vụ quốc phòng: 351,5ha gồm 8 khu vực.
 

Các xưởng đá xẻ luôn chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường
Các xưởng đá xẻ luôn chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường

Với sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở TN&MT luôn đôn đốc các đơn vị trong quá trình khai thác khoáng sản phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đến nay các đơn vị dần có ý thức, quan tâm chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, lập báo cáo đánh giá tác động đến môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho chỉ huy nổ mìn, sử dụng vật liệu nổ, thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường.

Để triển khai thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản. Sở TN&MT đã hướng dẫn các đơn vị ký quỹ phục hồi môi trường được thực hiện theo cam kết trong các phương án, cải tạo phục hồi môi trường được phê duyệt. Công tác phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ trong hoạt động khoáng sản được thực hiện theo đúng quy định. Công tác quan trắc môi trường được tiến hành theo kế hoạch định kỳ nhằm đánh giá hiện trạng môi trường tại các cơ sở hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
 

Sở TN&MT đi kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên sông
Sở TN&MT đi kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên sông

Thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự tăng cường kiểm tra của các sở, ban ngành cấp tỉnh và chính quyền địa phương nên tình trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã cơ bản chấm dứt, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tái diễn trở lại nếu các sở, ban, ngành cấp tỉnh và chính quyền cơ sở không thường xuyên, liên tục xây dựng kế hoạch quản lý chặt chẽ và có giải pháp tuyên truyền, ngăn chặn kịp thời.

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa: Đóng cửa nhiều mỏ khoáng sản để bảo vệ môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO