Thanh Hóa: Đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ

Thu Thủy| 03/07/2020 15:26

(TN&MT) - Nhằm tăng cường các biện pháp chống chặt phá rừng, khai thác rừng, xâm lấn rừng, PCCCR. Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đã có Công văn gửi Chi cục Kiểm lâm và các Ban quản lý rừng về việc tiếp tục thực hiện hiệu quả trong việc bảo vệ, quản lý rừng theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT về triển khai Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật. Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản yêu cầu Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tiếp tục triển khai sâu rộng, hiệu quả Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đến người dân; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương nơi đơn vị đứng chân và các cơ quan liên quan phổ biến, tuyên truyền Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đến các cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư trên địa bàn để pháp luật Lâm nghiệp thực sự đi vào cuộc sống.

Kiểm tra an ninh rừng, tăng cường các biện pháp chống chặt phá rừng, khai thác rừng, xâm lấn rừng tại tỉnh Thanh Hóa

Giao Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí thuộc lâm phần được Nhà nước giao (nếu có); nội dung gồm: hồ sơ, trình tự, thủ tục phê duyệt dự án; quy mô, trình tự, thủ tục xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng để xác định sự phù hợp với Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; Sau kiểm tra, rà soát báo cáo Giám đốc Sở để báo cáo trình Chủ tịch UBND tỉnh xử lý. Khẩn trương xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững theo đúng quy định tại Điều 27 Luật lâm nghiệp và Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT, ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý rừng bền vững.

Xây dựng Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí giai đoạn 2020- 2030 (đối với đơn vị có tổ chức du lịch sinh thái) theo đúng quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp. Khẩn trương kiện toàn, củng cố lại hoạt động của lực lượng bảo vệ rừng (Hạt Kiểm lâm đối với các Ban quản lý rừng đặc dụng đã có tổ chức Kiểm lâm), lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng (đối với các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ không có tổ chức Kiểm lâm).

Yêu cầu Chi cục Kiểm lâm tổ chức tuần tra, kiểm tra an ninh rừng, tăng cường các biện pháp chống chặt phá rừng, khai thác rừng, xâm lấn rừng, PCCCR; kiên quyết không để xảy ra tụ điểm, điểm nóng về chặt phá rừng, khai thác, xâm lấn rừng tự nhiên trái phép; hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm phối hợp Phòng chuyên môn ở các huyện có diện tích gỗ rừng trồng và rừng Luồng lớn, chủ động đấu mối, kêu gọi các nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho công tác phát triển rừng (khoanh nuôi tái sinh, làm giầu rừng, trồng rừng gỗ lớn, trồng cây dược liệu dưới tán rừng…); nhân rộng các mô hình quản lý, bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn thu nhập ổn định, cải thiện và ổn định đời sống để nhân dân yên tâm đầu tư công sức, gắn bó với rừng; bảo vệ tốt diện tích rừng được Nhà nước giao, phát huy tốt chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, sạt lở đất ở miền núi, lũ lụt vùng hạ lưu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa: Đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO