Thái Bình: Nan giải bài toán chất thải rắn công nghiệp

15/07/2014 00:00

(TN&MT) - Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn (CTR) công nghiệp gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang đến hồi báo động.

(TN&MT) - Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn (CTR) công nghiệp gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang đến hồi báo động.
   
Vì li nhun... thơ vi môi trường
  Toàn tỉnh Thái Bình hiện có 6 khu công nghiệp (KCN), 29 cụm công nghiệp (CCN), trên 240 làng nghề thu hút hàng trăm doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, lượng CTR phát sinh trong sản xuất công nghiệp rất lớn. Chỉ với gần 140 doanh nghiệp trong các KCN nhưng hàng tháng các doanh nghiệp này thải ra khoảng 12.000 tấn CTR các loại, trong đó CTR nguy hại chiếm gần 15%. Và số lượng này hiện vẫn không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp trong toàn tỉnh.
   
Rác thải và phế liệu công nghiệp vẫn được xả tùy tiện tại KCN Tiền Hải, Thái Bình
    
   
  Một điều đáng buồn là hiện toàn tỉnh chưa có khu xử lý chất thải rắn nguy hại. Các doanh nghiệp tự lo đầu ra, nhưng lo như thế nào thì ngành chuyên môn không quản lý được. Bởi, các chủ nguồn thải đăng ký nguồn thải chỉ mang tính chất đối phó khi bị thanh, kiểm tra. Việc phân loại chất thải nguy hại tại nguồn tiến hành theo kiểu “được chăng hay chớ”; các quy định về lưu chứa, thu gom vận chuyển chưa được quan tâm. Hiện, bãi chứa chất thải rắn tại Khu công nghiệp Tiền Hải đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả không cao, mới chỉ là chỗ chứa rác của một số doanh nghiệp. Trong khi, theo quy định, rác thải rắn sau khi đưa vào bãi rác phải được phân loại, xử lý theo đúng quy trình.
   
  Bên cạnh đó, tình trạng các doanh nghiệp giao khoán hợp đồng xử lý rác thải cho các đơn vị đảm nhiệm thiếu sự kiểm tra, giám sát. Các đơn vị thu gom chất thải từ nhà máy, xí nghiệp về phân loại, những chất có thể tái chế được thì tận dụng, còn chất thải độc hại thì thải ra môi trường hoặc bị trộn lẫn trong rác thải sinh hoạt rồi đem chôn lấp, gây tác hại nghiêm trọng về môi trường. Trong khi đó, các KCN, CCN vẫn chưa bố trí quỹ đất để tập kết CTR công nghiệp.
   
Ngang nhiên x thi
   
  Theo thống kê của Phòng TN&MT huyện Tiền Hải, trung bình mỗi ngày, các doanh nghiệp trong KCN Tiền Hải thải ra khoảng 100  tấn rác thải rắn. Mặc dù đã có bãi chứa chất thải rắn rộng 4,6 ha đi vào hoạt động từ cuối năm 2010 nhưng lượng CTR được đưa đến đây còn rất ít, nhiều doanh nghiệp vẫn tùy tiện xả thẳng ra ven đường khiến cho hầu hết chất thải từ các cơ sở sản xuất trong KCN Tiền Hải đều xả thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm nặng nề.
   
  Một ví dụ nữa là Công ty TNHH Thép đặc biệt Shengly Việt Nam, KCN Cầu Nghìn, thị trấn An Bài (Quỳnh Phụ). Trong quá trình sản xuất hầu như các CTR phát sinh trong quá trình sản xuất đã không được công ty thu gom, xử lý triệt để; khu lưu giữ tạm thời CTR chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định đã và đang gây ô nhiễm môi trường cho người dân sống quanh khu vực. UBND tỉnh, Thanh tra Sở TN&MT đã nhiều lần xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu công ty thu gom, vận chuyển xỉ thải không để tồn đọng trong khuôn viên nhưng công ty vẫn chưa khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường.
   
  Trong những năm tới, lượng CTR tại các KCN, CCN, làng nghề trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng nhanh theo số lượng doanh nghiệp đến đầu tư. Vì vậy, Thái Bình đang đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn tại phía Nam và phía Bắc tỉnh Thái Bình. Khi các công trình này đi vào hoạt động sẽ phục vụ công tác thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải sinh hoạt tại khu vực thành phố và vùng lân cận, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Quy mô công suất dự kiến: 200 - 300 tấn rác/nhà máy. Song thiết nghĩ, để xử lý triệt để rác thải rắn nguy hại, cần xiết chặt hơn nữa những quy định trong công tác bảo vệ môi trường tai các KCN Thái Bình
   
Thy Anh
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thái Bình: Nan giải bài toán chất thải rắn công nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO