(TN&MT) - Một hộ dân phường Nhật Tân xin giấy phép xây dựng tường rào trên phần đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hợp pháp nhưng bị UBND quận Tây Hồ từ chối vì hàng xóm có đơn thư... Vụ việc tưởng như đơn giản nhưng chính quyền lại ''bó tay'' và hướng dẫn người dân ra tòa...
Muốn xây tường trên sổ đỏ không phải dễ
Liên quan đến đơn thư khiếu nại của gia đình bà Trần Thị Thu Lan, số nhà 67, ngõ 399, đường Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội về việc UBND quận Tây Hồ không cấp giấy phép xây dựng tường rào ngăn cho gia đình và việc UBND phường Nhật Tân cưỡng chế tường rào trái pháp luật, chiều 04/05, ông Đặng Hữu Tiến - Phó Chủ tịch UBND phường Nhật Tân đã chịu nghe điện thoại của PV sau nhiều lần ông này “không phản hồi”.
Trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Tiến cho biết UBND phường Nhật Tân không có thẩm quyền cấp giấy phép xây tường rào của gia đình bà Trần Thị Thu Lan nên đề nghị liên hệ với UBND quận Tây Hồ.
Tuy nhiên, khi PV đặt vấn đề về việc UBND quận Tây Hồ cho rằng lý do chưa cấp giấy phép xây tường rào là do có đơn thư khiếu nại của người dân và đã giao cho các đơn vị liên quan trong đó có UBND phường Nhật Tân xem xét, giải quyết thì ông Tiến cũng cho biết phường cũng không đủ thẩm quyền giải quyết tranh chấp."Chúng tôi chỉ có trách nhiệm hòa giải, nhiều lần phường đã mời các bên ra hòa giải nhưng không thống nhất được. Chính vì vậy, chúng tôi đã đề nghị một trong các bên có đơn ra tòa để tòa án giải quyết'', ông Tiến nói.
Trong khi đó, khi PV đặt vấn đề về việc người dân xung quanh có lý do gì để khiếu nại, tranh chấp với đất đã được cấp sổ đỏ thì vị này cho biết: "Vào năm 2008 khi xảy ra tranh chấp thì phường đã hòa giải, tại Biên bản hòa giải gia đình bà Lan đã tự nguyện cho phần đất đó vào ngõ đi chung, đến sau này thì gia đình bà Lan lại đòi lại''.
Tuy nhiên, khi PV cho rằng, Biên bản đó không có chữ ký của lãnh đạo phường và dấu của UBND phường Nhật Tân thì không có giá trị pháp lý, đồng thời tại Quyết định số 325/QĐ-UBND ngày 07/12/2017 của UBND phường Nhật Tân cũng đã xác nhận thì ông Tiến lại đổ lỗi do thiếu sót của cán bộ lúc đó.
''Về nguyên tắc, cái Biên bản đó đúng là tư pháp của phường đã quên không trình Chủ tịch phường ký xác nhận. Chính vì vậy thì phường mới giải quyết bằng quyết định 325 coi như Biên bản đó không có giá trị nữa. Tuy nhiên, không có giá trị không có nghĩa là thỏa thuận giữa bà Lan và các hộ xung quanh không còn giá trị, nội dung vẫn có giá trị'', ông Tiến nói.Trước câu trả lời mâu thuẫn của ông Tiến, PV đặt câu hỏi cho rằng Biên bản hòa giải đã không có giá trị pháp lý thì tại sao phường không xử lý dứt điểm, trong khi đất của gia đình bà Lan cũng đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ đỏ mà sổ đỏ lại đang có giá trị pháp lý cao nhất thì vị này nói: "Người dân cứ khiếu nại cho rằng tại Biên bản thỏa thuận thì gia đình bà Lan đã ký vào đó rồi nên họ không đồng ý. Bây giờ em hướng dẫn cho họ ra tòa giải quyết''.
Trong khi đó, về việc bà Lan khiếu nại UBND phường Nhật Tân cưỡng chế tường rào trái pháp luật, ông Tiến khẳng định là đúng quy định nhưng khi PV đặt vấn đề khi cưỡng chế đã ban hành quyết định cưỡng chế hay chưa thì vị này chưa trả lời được.
"Việc này chúng tôi đã có văn bản trả lời cho gia đình nhà bà Lan rồi, chúng tôi thực hiện là theo quy định của quản lý trật tự đô thị, ra quân xử lý vi phạm trật tự đô thị. Việc chúng tôi thực hiện là thành phố chỉ đạo, duy trì thường xuyên trên toàn phường chứ có phải một mình nhà bà Lan đâu'', ông Tiến nói.
Nghiêm trọng hóa sự việc
Liên quan đến việc này, ngày 13/04/2018, UBND quận Tây Hồ đã có Văn bản số 496/UBND-QLĐT do ông Phó Chủ tịch Nguyễn Lê Hoàng ký trả lời công dân.
Tại văn bản, UBND quận Tây Hồ cho biết, ngày 12/02/2018, quận nhận được Hồ sơ xin phép xây dựng tường rào mà mở cổng của ông Trần Văn Hải và bà Trần Thị Thu Lan nên giao cho Phòng Quản lý đô thị tham mưu. Sau đó, Phòng Quản lý đô thị tham mưu đã tiến hành xác minh, thụ lý hồ sơ.
Kết quả cho thấy, tại vị trí gia đình ông Hải và bà Lan xin phép xây dựng tường rào và cổng đã phát sinh tranh chấp về việc tự ý mở cửa ra phần diện tích ngõ đi riêng từ năm 2008.Ngày 14/08/2008, UBND phường Nhật Tân đã có Quyết định số 03/QĐ-UBND về việc công nhận hòa giải theo nội dung đơn đề nghị giải quyết tranh chấp ngõ đi của gia đình ông Nguyễn Văn Hảo (trú ngõ 399, đường Âu Cơ, phường Nhật Tân) và gia đình bà Trần Thị Thu Lan, trong đó quyết định một số nội dung.
Cụ thể, các bên liên quan cùng thống nhất gia đình ông Trần Văn Hải và bà Trần Thị Thu Lan được sử dụng ngõ đi làm đường đi mà không có tranh chấp khiếu kiện nào khác; gia đình ông Hải, bà Lan và các bên thống nhất tự nguyện giành một phần diện tích đất của nhà mình để mở rộng ngõ cho các hộ liên quan cùng sử dụng.. gia đình ông Hải, bà Lan được mở cửa ra ngõ đi này theo quy định của pháp luật và cánh cửa mở phải vào phía trong nhà.
Đến ngày 25/09/2017, bà Trần Thị Thu Lan có đơn khiếu nại Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 14/08/2008 của UBND phường Nhật Tân về việc công nhận hòa giải theo nội dung đơn đề nghị giải quyết tranh chấp ngõ đi của gia đình ông Nguyễn Văn Hảo và gia đình bà Trần Thị Thu Lan. Theo đó ông Hải và bà Lan không công nhận nội dung hòa giải được nêu tại Quyết định số 03/QĐ-UBND của UBND phường Nhật Tân.Cũng tại văn bản, UBND quận Tây Hồ cho biết, ngày 07/12/2017, UBND phường Nhật Tân đã có Quyết định số 325/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại lần đầu đối với bà Trần Thị Thu Lan. Trong đó quyết định một số nội dung: UBND phường Nhật Tân ban hành Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 14/08/2008 về việc công nhận hòa giải đơn đề nghị giải quyết tranh chấp ngõ đi của gia đình ông Nguyễn Văn Hảo và gia đình bà Trần Thị Thu Lan là không đúng thẩm quyền và việc bà Lan khiếu nại là có cơ sở.
UBND quận Tây Hồ cũng cho biết, căn cứ hồ sơ như trên và sau khi làm việc với UBND phường Nhật Tân, Phòng Quản lý đô thị nhận thấy tại vị trí ông Hải và bà Lan xin giấy phép xây dựng tường rào và mở cổng hiện vẫn đang tồn tại tranh chấp đất đai giữa gia đình ông Hải, bà Lan với các hộ dân xung quanh và chưa được giải quyết theo quy định. Do vậy, Phòng Quản lý đô thị đã báo cáo UBND quận và ra Thông báo về việc chưa đủ cơ sở để Phòng Quản lý đô thị tham mưu UBND quận cấp phép xây dựng tường rào và mở cổng cho gia đình ông Hải, bà Lan.
Văn bản cũng nêu, liên quan đến việc tranh chấp đất đai từ vị trí trên, UBND quận Tây Hồ nhận được nhiều đơn thư của các hộ dân tại khu vực; UBND quận đã giao cho các phòng, ngành của quận và UBND phường Nhật Tân xem xét giải quyết theo quy định.
''Việc ông Trần Văn Hải và bà Trần Thị Thu Lan đề nghị cấp phép xây dựng tường rào và mở cổng, UBND quận sẽ xem xét giải quyết khi có kết quả giải quyết việc tranh chấp đất đai giữa gia đình ông bà và các hộ dân trong khu vực nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên'', văn bản của UBND quận Tây Hồ nêu.
Trước văn bản trả lời của UBND quận Tây Hồ, chia sẻ với PV Báo Tài nguyên và Môi trường, bà Lan một lần nữa khẳng định: "Gia đình tôi có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và diện tích đất thuộc sổ đỏ của gia đình, các hộ dân trong xung quanh không có quyền tranh chấp hay đơn thư liên quan vì đã được cơ quan quản lý Nhà nước cấp hợp pháp''.
Theo bà Lan, việc xây tường rào trên phần đất gia đình đã được cơ quan quản lý Nhà nước cấp sổ đỏ mà lại bảo có tranh chấp thì khó có thể chấp nhận được, bởi người dân xung quanh không có lý do gì để tranh chấp phần đất đã được cấp sổ của gia đình bà.
"Việc xây tường rào trên diện tích đã được cấp sổ để bảo vệ nhà ở, tài sản của gia đình là hoàn toàn hợp pháp, không có lý do gì UBND quận Tây Hồ không cấp phép xây dựng cho gia đình chúng tôi chỉ vì có đơn thư. Hơn nữa, trong văn bản trả lời của quận Tây Hồ không nói rõ tại sao phần đất của gia đình của chúng tôi có đơn thư, đơn thư khiếu kiện về vấn đề gì, vì sao lại nói là tranh chấp khi đất nhà tôi không lấn chiếm vào nhà ai'', bà Lan bức xúc.
Theo ghi nhận của PV, phần đất mà gia đình bà Trần Thị Thu Lan xin phép xây dựng tường rào là đất đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ đỏ. Hiện trạng phần đất này đang nằm trong ngõ đi khá rộng, vì vậy nếu gia đình bà Lan có xây tường rào thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến lối đi của các hộ dân xung quanh, đó là còn chưa nói đến việc xây tường là hoàn toàn hợp pháp.
Đề nghị UBND quận Tây Hồ sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý giúp người dân nhanh chóng ổn định sinh sống, tránh khiếu nại kéo dài, đi ngược với chủ trương của TP. Hà Nội.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Muốn xây tường trên sổ đỏ không phải dễ
Liên quan đến đơn thư khiếu nại của gia đình bà Trần Thị Thu Lan, số nhà 67, ngõ 399, đường Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội về việc UBND quận Tây Hồ không cấp giấy phép xây dựng tường rào ngăn cho gia đình và việc UBND phường Nhật Tân cưỡng chế tường rào trái pháp luật, chiều 04/05, ông Đặng Hữu Tiến - Phó Chủ tịch UBND phường Nhật Tân đã chịu nghe điện thoại của PV sau nhiều lần ông này “không phản hồi”.
Trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Tiến cho biết UBND phường Nhật Tân không có thẩm quyền cấp giấy phép xây tường rào của gia đình bà Trần Thị Thu Lan nên đề nghị liên hệ với UBND quận Tây Hồ.
Tuy nhiên, khi PV đặt vấn đề về việc UBND quận Tây Hồ cho rằng lý do chưa cấp giấy phép xây tường rào là do có đơn thư khiếu nại của người dân và đã giao cho các đơn vị liên quan trong đó có UBND phường Nhật Tân xem xét, giải quyết thì ông Tiến cũng cho biết phường cũng không đủ thẩm quyền giải quyết tranh chấp."Chúng tôi chỉ có trách nhiệm hòa giải, nhiều lần phường đã mời các bên ra hòa giải nhưng không thống nhất được. Chính vì vậy, chúng tôi đã đề nghị một trong các bên có đơn ra tòa để tòa án giải quyết'', ông Tiến nói.
Trong khi đó, khi PV đặt vấn đề về việc người dân xung quanh có lý do gì để khiếu nại, tranh chấp với đất đã được cấp sổ đỏ thì vị này cho biết: "Vào năm 2008 khi xảy ra tranh chấp thì phường đã hòa giải, tại Biên bản hòa giải gia đình bà Lan đã tự nguyện cho phần đất đó vào ngõ đi chung, đến sau này thì gia đình bà Lan lại đòi lại''.
Tuy nhiên, khi PV cho rằng, Biên bản đó không có chữ ký của lãnh đạo phường và dấu của UBND phường Nhật Tân thì không có giá trị pháp lý, đồng thời tại Quyết định số 325/QĐ-UBND ngày 07/12/2017 của UBND phường Nhật Tân cũng đã xác nhận thì ông Tiến lại đổ lỗi do thiếu sót của cán bộ lúc đó.
''Về nguyên tắc, cái Biên bản đó đúng là tư pháp của phường đã quên không trình Chủ tịch phường ký xác nhận. Chính vì vậy thì phường mới giải quyết bằng quyết định 325 coi như Biên bản đó không có giá trị nữa. Tuy nhiên, không có giá trị không có nghĩa là thỏa thuận giữa bà Lan và các hộ xung quanh không còn giá trị, nội dung vẫn có giá trị'', ông Tiến nói.Trước câu trả lời mâu thuẫn của ông Tiến, PV đặt câu hỏi cho rằng Biên bản hòa giải đã không có giá trị pháp lý thì tại sao phường không xử lý dứt điểm, trong khi đất của gia đình bà Lan cũng đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ đỏ mà sổ đỏ lại đang có giá trị pháp lý cao nhất thì vị này nói: "Người dân cứ khiếu nại cho rằng tại Biên bản thỏa thuận thì gia đình bà Lan đã ký vào đó rồi nên họ không đồng ý. Bây giờ em hướng dẫn cho họ ra tòa giải quyết''.
Trong khi đó, về việc bà Lan khiếu nại UBND phường Nhật Tân cưỡng chế tường rào trái pháp luật, ông Tiến khẳng định là đúng quy định nhưng khi PV đặt vấn đề khi cưỡng chế đã ban hành quyết định cưỡng chế hay chưa thì vị này chưa trả lời được.
"Việc này chúng tôi đã có văn bản trả lời cho gia đình nhà bà Lan rồi, chúng tôi thực hiện là theo quy định của quản lý trật tự đô thị, ra quân xử lý vi phạm trật tự đô thị. Việc chúng tôi thực hiện là thành phố chỉ đạo, duy trì thường xuyên trên toàn phường chứ có phải một mình nhà bà Lan đâu'', ông Tiến nói.
Nghiêm trọng hóa sự việc
Liên quan đến việc này, ngày 13/04/2018, UBND quận Tây Hồ đã có Văn bản số 496/UBND-QLĐT do ông Phó Chủ tịch Nguyễn Lê Hoàng ký trả lời công dân.
Tại văn bản, UBND quận Tây Hồ cho biết, ngày 12/02/2018, quận nhận được Hồ sơ xin phép xây dựng tường rào mà mở cổng của ông Trần Văn Hải và bà Trần Thị Thu Lan nên giao cho Phòng Quản lý đô thị tham mưu. Sau đó, Phòng Quản lý đô thị tham mưu đã tiến hành xác minh, thụ lý hồ sơ.
Kết quả cho thấy, tại vị trí gia đình ông Hải và bà Lan xin phép xây dựng tường rào và cổng đã phát sinh tranh chấp về việc tự ý mở cửa ra phần diện tích ngõ đi riêng từ năm 2008.Ngày 14/08/2008, UBND phường Nhật Tân đã có Quyết định số 03/QĐ-UBND về việc công nhận hòa giải theo nội dung đơn đề nghị giải quyết tranh chấp ngõ đi của gia đình ông Nguyễn Văn Hảo (trú ngõ 399, đường Âu Cơ, phường Nhật Tân) và gia đình bà Trần Thị Thu Lan, trong đó quyết định một số nội dung.
Cụ thể, các bên liên quan cùng thống nhất gia đình ông Trần Văn Hải và bà Trần Thị Thu Lan được sử dụng ngõ đi làm đường đi mà không có tranh chấp khiếu kiện nào khác; gia đình ông Hải, bà Lan và các bên thống nhất tự nguyện giành một phần diện tích đất của nhà mình để mở rộng ngõ cho các hộ liên quan cùng sử dụng.. gia đình ông Hải, bà Lan được mở cửa ra ngõ đi này theo quy định của pháp luật và cánh cửa mở phải vào phía trong nhà.
Đến ngày 25/09/2017, bà Trần Thị Thu Lan có đơn khiếu nại Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 14/08/2008 của UBND phường Nhật Tân về việc công nhận hòa giải theo nội dung đơn đề nghị giải quyết tranh chấp ngõ đi của gia đình ông Nguyễn Văn Hảo và gia đình bà Trần Thị Thu Lan. Theo đó ông Hải và bà Lan không công nhận nội dung hòa giải được nêu tại Quyết định số 03/QĐ-UBND của UBND phường Nhật Tân.Cũng tại văn bản, UBND quận Tây Hồ cho biết, ngày 07/12/2017, UBND phường Nhật Tân đã có Quyết định số 325/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại lần đầu đối với bà Trần Thị Thu Lan. Trong đó quyết định một số nội dung: UBND phường Nhật Tân ban hành Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 14/08/2008 về việc công nhận hòa giải đơn đề nghị giải quyết tranh chấp ngõ đi của gia đình ông Nguyễn Văn Hảo và gia đình bà Trần Thị Thu Lan là không đúng thẩm quyền và việc bà Lan khiếu nại là có cơ sở.
UBND quận Tây Hồ cũng cho biết, căn cứ hồ sơ như trên và sau khi làm việc với UBND phường Nhật Tân, Phòng Quản lý đô thị nhận thấy tại vị trí ông Hải và bà Lan xin giấy phép xây dựng tường rào và mở cổng hiện vẫn đang tồn tại tranh chấp đất đai giữa gia đình ông Hải, bà Lan với các hộ dân xung quanh và chưa được giải quyết theo quy định. Do vậy, Phòng Quản lý đô thị đã báo cáo UBND quận và ra Thông báo về việc chưa đủ cơ sở để Phòng Quản lý đô thị tham mưu UBND quận cấp phép xây dựng tường rào và mở cổng cho gia đình ông Hải, bà Lan.
Văn bản cũng nêu, liên quan đến việc tranh chấp đất đai từ vị trí trên, UBND quận Tây Hồ nhận được nhiều đơn thư của các hộ dân tại khu vực; UBND quận đã giao cho các phòng, ngành của quận và UBND phường Nhật Tân xem xét giải quyết theo quy định.
''Việc ông Trần Văn Hải và bà Trần Thị Thu Lan đề nghị cấp phép xây dựng tường rào và mở cổng, UBND quận sẽ xem xét giải quyết khi có kết quả giải quyết việc tranh chấp đất đai giữa gia đình ông bà và các hộ dân trong khu vực nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên'', văn bản của UBND quận Tây Hồ nêu.
Trước văn bản trả lời của UBND quận Tây Hồ, chia sẻ với PV Báo Tài nguyên và Môi trường, bà Lan một lần nữa khẳng định: "Gia đình tôi có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và diện tích đất thuộc sổ đỏ của gia đình, các hộ dân trong xung quanh không có quyền tranh chấp hay đơn thư liên quan vì đã được cơ quan quản lý Nhà nước cấp hợp pháp''.
Theo bà Lan, việc xây tường rào trên phần đất gia đình đã được cơ quan quản lý Nhà nước cấp sổ đỏ mà lại bảo có tranh chấp thì khó có thể chấp nhận được, bởi người dân xung quanh không có lý do gì để tranh chấp phần đất đã được cấp sổ của gia đình bà.
"Việc xây tường rào trên diện tích đã được cấp sổ để bảo vệ nhà ở, tài sản của gia đình là hoàn toàn hợp pháp, không có lý do gì UBND quận Tây Hồ không cấp phép xây dựng cho gia đình chúng tôi chỉ vì có đơn thư. Hơn nữa, trong văn bản trả lời của quận Tây Hồ không nói rõ tại sao phần đất của gia đình của chúng tôi có đơn thư, đơn thư khiếu kiện về vấn đề gì, vì sao lại nói là tranh chấp khi đất nhà tôi không lấn chiếm vào nhà ai'', bà Lan bức xúc.
Theo ghi nhận của PV, phần đất mà gia đình bà Trần Thị Thu Lan xin phép xây dựng tường rào là đất đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ đỏ. Hiện trạng phần đất này đang nằm trong ngõ đi khá rộng, vì vậy nếu gia đình bà Lan có xây tường rào thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến lối đi của các hộ dân xung quanh, đó là còn chưa nói đến việc xây tường là hoàn toàn hợp pháp.
Đề nghị UBND quận Tây Hồ sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý giúp người dân nhanh chóng ổn định sinh sống, tránh khiếu nại kéo dài, đi ngược với chủ trương của TP. Hà Nội.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.