Một trong những kỷ niệm mà nam diễn viên nhớ mãi từ thời đi buôn là lần bán tivi đêm 30 đầy đen đủi.
NSƯT Chí Trung bắt đầu tham gia Táo Quân vào 2005 với vai Táo Giao Thông. Từ đó đến nay, anh tham gia đều đặn và chưa vắng mặt trong trong chương trình nào. Trong nhiều năm qua, anh đã đảm nhận nhiều vai diễn, gồm Táo Xã Hội, Táo Quan Chức, Táo Điện Lực…Việc nói lời tạm biệt của anh để lại không ít sự hụt hẫng cho ê-kíp Táo Quân và người hâm mộ.
- Dịp cuối năm luôn là thời gian bận rộn nhất của các nghệ sĩ. Anh không chỉ là diễn viên mà còn là một nhà quản lý hẳn quỹ thời gian sẽ có nhiều khác biệt?
- Nếu tôi là nghệ sĩ bình thường thì không có gì đặc biệt, mấy ngày tết chạy show, đếm tiền nếu có. Còn với tôi khi đảm nhiệm vai trò của một người quản lý trong thời điểm khó khăn này thì vấn đề đầu tiên là tiền đâu. Nhà hát Tuổi Trẻ với gần 200 con người cũng như mọi đơn vị khác cũng có một buổi liên hoan cuối năm, cần có tiền để tổ chức, để trao phần thưởng và cần nhất là tiền thưởng Tết cho mọi người.
May quá tôi chỉ là Giám đốc nhà hát chứ có cơ hội được làm Thủ tướng phải suy nghĩ trăm công nghìn việc thì chắc tôi vỡ đầu mất. Nói vui vậy thôi, tôi là một trong những người lãnh đạo có tâm giống như nhiều anh chị đảm nhiệm cùng cương vị. Chúng tôi đều muốn lo cho mọi người có được cuộc sống đủ đầy và giữ được diễn viên, giữ được các hoạt động và giữ được tình yêu với nghề. Nhưng để giữ được tình yêu thì ôm nhau, hôn nhau không đủ vì ai cũng có gia đình và cần phải có tiền.
- Bận rộn như vậy anh phân bố thời gian thế nào giữa công việc và gia đình?
- Thú thực bao giờ tôi cũng phải 23h mới được về rồi 6h sáng lại đi làm. Tôi có 2 con lớn đều ở riêng nên cuộc sống ngày Tết cũng thấy bình dị. Ngày xưa Tết còn háo hức còn bây giờ nghĩ đến chuyện đi mừng tuổi rồi đi ăn uống đã thấy ngại rồi. Thậm chí ở tuổi này có lúc tôi còn thấy sợ Tết chứ không thi vị hóa như nhà văn nhà thơ vẫn viết.
- Là một người Hà Nội gốc, điều gì khiến anh nhớ nhất về Tết truyền thống trước kia?
- Người Hà Nội gốc ai cũng nhớ không khí xuân quyện với khói pháo vì khói pháo lúc 0h nổ khắp các con phố quyện vào với sương, thời kỳ ấy tôi vất vả chạy show kiếm sống nên thèm lắm. Còn về kỷ niệm với Tết tôi nhớ nhiều lắm từ những năm tôi chạy đi buôn tivi đúng đêm 30.
Ngày đó nước ta còn nghèo nên chiếc tivi quý lắm không phải ai cũng mua được nên phải tới ngày cuối năm bạn bố tôi mới đủ tiền mua tivi. Tôi mừng lắm mượn xe máy của bạn bố đi lấy hàng để đi giao dưới Thượng Cát kiếm được chút tiền lãi về nuôi con. Thế mà tivi thì chưa giao được đi giữa đưỡng đã ngã lăn lông lốc 2 đầu gối bê bết máu. Tôi vừa đi vừa khóc ôm chiếc tivi giữa đêm 30 xung quanh pháo nổ rầm trời. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ sao cũng là diễn viên mà tôi lại khổ thế này này rồi cố đi giao nốt để về nhà với vợ con. Cảnh nghèo ấy không bao giờ quên được.
Một cái Tết khác cách đây 28 năm thời tôi còn thanh niên đi diễn ở Đăk Lăk phục vụ bà con khi đêm giao thừa ai nấy khóc như mưa vì nhớ nhà. Tôi nhớ mãi lúc 23h, diễn viên nữ về phòng ôm nhau khóc còn diễn viên nam thì nhậu say hết. Kể từ đó tôi hứa trong lòng sau này không bao giờ lôi diễn viên đi diễn Tết nữa.
- Trên trang cá nhân anh mới đây chia sẻ về việc muốn về hưu hẳn sau cái Tết này. Vậy anh đã có những dự định mới cho mình?
- Thực ra tuổi của tôi phải 4 năm nữa mới có quyết định về hưu, trên facebook tôi nói mình là Táo già rồi sức cùng lực kiệt chỉ để mọi người đỡ chất vấn lý do bỏ Táo quân. Nhưng tôi cảm giác độ của mình lẫn thành công của chương trình đã có rồi tốt nhất nên từ giã khi cờ hoa đang rực rỡ ở tuổi hoa niên. Cá nhân tôi thấy vậy là đủ và đã hoàn thành nhiệm vụ. Nếu có Táo Quân năm sau tôi sẽ vẫn tham gia nhưng với vai trò khán giả.
Luyện tập Táo Quân ai nấy cũng mệt mỏi vì thức đêm nhiều hôm tới 3-4h sáng về rồi 6h lại đi làm cơ quan không còn đủ sức. Tôi cũng muốn dồn sức cho nhà hát bởi hiện nay chúng tôi là 1 trong 12 nhà hát Trung ương nhưng cần dồn sức dồn tâm vào để thực hiện những dự án mới để cái thiện đời sống cho anh em.
- Năm ngoái anh cũng từng nói chuyện chia tay Táo Quân nhưng năm nay vẫn tham gia đó thôi?
- Năm ngoái tôi chỉ có ý định rời vì đang đi diễn ở Canada nhưng đạo diễn Đỗ Thanh Hải không cho và cuối cùng năm đó tôi vẫn về kịp để tham gia Táo Quân. Tôi chưa hề có ý định nghỉ vào năm ngoái nhưng cho tới cách đây 3 tháng tôi mới chia sẻ trên báo chí rằng sẽ nghỉ.
Tôi luôn nhận rằng mình là người kém nhất trong dàn Táo. Đây là sự thực chứ tôi không hề khiêm tốn. Tôi là người kém duyên nhất trong tất cả và tôi hoàn toàn có thể thay thế được. Tôi chỉ có 2 điều khiến khán giả thích thú là đài từ cách nhả chữ và vấn đề nhân vật của tôi tải thông điệp về giao thông vào đúng thời điểm ai cũng gặp phải nên mọi người tập trung sự quan tâm.
Bên cạnh đó, tôi cũng có những tri thức về các vấn đề xã hội khác nên khi nhập vào nhân vật khiến nhiều khán giả cảm thấy đồng cảm và yêu mến từ đó làm nên thành công. Cá nhân tôi thấy Táo Quân thiếu Tự Long, Quang Thắng, Vân Dung, Xuân Bắc, Quốc Khánh không được nhưng thiếu Chí Trung thì được. Tôi mong mọi người không nên trầm trọng hóa sự việc nó cũng như một câu tục ngữ của các cụ thôi: "Có cô thì chợ vẫn đông, cô đi lấy chồng chợ vẫn cứ vui".
- Trong những năm gần đây dàn diễn viên trẻ đã được đẩy lên tham gia Táo Quân nhiều hơn với hy vọng sẽ trở thành lớp kế cận cho ê-kíp cũ. Sau khi rời chương trình anh tin tưởng nghệ sĩ vào có thể thay thế được mình?
- Nếu giữ nguyên ê-kíp hiện tại thì phải là một diễn viên già mới thay thế được tôi chứ các nghệ sĩ trẻ chưa thể đảm nhiệm được. Tuy nhiên, điều quan trọng là kịch bản phải hay còn diễn viên chỉ đóng góp một phần. Một cá nhân nghệ sĩ chỉ làm tôn lên chương trình chứ không thể thay đổi được một kịch bản kém. Có những năm Táo Quân đã rất kém và phải vật lộn vì kịch bản nên mọi người đừng trầm trọng hóa khi tôi nghỉ.
- Gắn bó nhiều năm với Táo quân và trở thành gương mặt được khán giả yêu mến hẳn anh sẽ nhận được không ít lời mời sau khi rời chương trình. Là một nghệ sĩ gạo cội anh có tiêu chuẩn chọn kịch bản như thế nào khi thị trường hài đang đầy rẫy những sản phẩm phản cảm, dung tục?
- Tôi là nghệ sĩ kiêm nhà quản lý nhưng vẫn phải sống vì làm quản lý không kiếm ra tiền. Để có tiền tôi vẫn phải đi diễn nên nếu được mời tôi vẫn nhận. Còn trong những câu chuyện làm vui cho đời có câu chuyện có thể kể một cách sạch nhưng có những câu chuyện mà người kể lẫn người nghe cũng phải xấu hổ.
Bàn về hài sạch hài, bẩn cũng chỉ là khái niệm dựa trên cảm giác của người đánh giá. Ngay giữa hài miền Bắc- Nam đã có sự khác nhau vì gu thưởng thức của khán giả khác biệt do văn hóa, thói quen nên cũng khó phân định được cái nào hay hơn huống gì nói đến sạch bẩn.
Tuy nhiên, vẫn có những điều cần bàn tới là văn hóa, tri thức của người nghệ sĩ và ý thức của họ để đưa đến những sản phẩm chất lượng cho khán giả. Tôi chỉ được coi là một nghệ sĩ hài thâm bởi những câu nói của tôi khán giả về xem xong mới ngấm. Nhưng hài của tôi lại chẳng ai mời diễn hội chợ mà là những diễn viên khác nên cho tới giờ nhiều người cát-xê tiền tiêu không hết còn tôi vẫn vậy.
NSƯT Chí Trung bắt đầu tham gia Táo Quân vào 2005 với vai Táo Giao Thông. Từ đó đến nay, anh tham gia đều đặn và chưa vắng mặt trong trong chương trình nào. Trong nhiều năm qua, anh đã đảm nhận nhiều vai diễn, gồm Táo Xã Hội, Táo Quan Chức, Táo Điện Lực…Việc nói lời tạm biệt của anh để lại không ít sự hụt hẫng cho ê-kíp Táo Quân và người hâm mộ.
- Dịp cuối năm luôn là thời gian bận rộn nhất của các nghệ sĩ. Anh không chỉ là diễn viên mà còn là một nhà quản lý hẳn quỹ thời gian sẽ có nhiều khác biệt?
- Nếu tôi là nghệ sĩ bình thường thì không có gì đặc biệt, mấy ngày tết chạy show, đếm tiền nếu có. Còn với tôi khi đảm nhiệm vai trò của một người quản lý trong thời điểm khó khăn này thì vấn đề đầu tiên là tiền đâu. Nhà hát Tuổi Trẻ với gần 200 con người cũng như mọi đơn vị khác cũng có một buổi liên hoan cuối năm, cần có tiền để tổ chức, để trao phần thưởng và cần nhất là tiền thưởng Tết cho mọi người.
May quá tôi chỉ là Giám đốc nhà hát chứ có cơ hội được làm Thủ tướng phải suy nghĩ trăm công nghìn việc thì chắc tôi vỡ đầu mất. Nói vui vậy thôi, tôi là một trong những người lãnh đạo có tâm giống như nhiều anh chị đảm nhiệm cùng cương vị. Chúng tôi đều muốn lo cho mọi người có được cuộc sống đủ đầy và giữ được diễn viên, giữ được các hoạt động và giữ được tình yêu với nghề. Nhưng để giữ được tình yêu thì ôm nhau, hôn nhau không đủ vì ai cũng có gia đình và cần phải có tiền.
- Bận rộn như vậy anh phân bố thời gian thế nào giữa công việc và gia đình?
- Thú thực bao giờ tôi cũng phải 23h mới được về rồi 6h sáng lại đi làm. Tôi có 2 con lớn đều ở riêng nên cuộc sống ngày Tết cũng thấy bình dị. Ngày xưa Tết còn háo hức còn bây giờ nghĩ đến chuyện đi mừng tuổi rồi đi ăn uống đã thấy ngại rồi. Thậm chí ở tuổi này có lúc tôi còn thấy sợ Tết chứ không thi vị hóa như nhà văn nhà thơ vẫn viết.
- Là một người Hà Nội gốc, điều gì khiến anh nhớ nhất về Tết truyền thống trước kia?
- Người Hà Nội gốc ai cũng nhớ không khí xuân quyện với khói pháo vì khói pháo lúc 0h nổ khắp các con phố quyện vào với sương, thời kỳ ấy tôi vất vả chạy show kiếm sống nên thèm lắm. Còn về kỷ niệm với Tết tôi nhớ nhiều lắm từ những năm tôi chạy đi buôn tivi đúng đêm 30.
Ngày đó nước ta còn nghèo nên chiếc tivi quý lắm không phải ai cũng mua được nên phải tới ngày cuối năm bạn bố tôi mới đủ tiền mua tivi. Tôi mừng lắm mượn xe máy của bạn bố đi lấy hàng để đi giao dưới Thượng Cát kiếm được chút tiền lãi về nuôi con. Thế mà tivi thì chưa giao được đi giữa đưỡng đã ngã lăn lông lốc 2 đầu gối bê bết máu. Tôi vừa đi vừa khóc ôm chiếc tivi giữa đêm 30 xung quanh pháo nổ rầm trời. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ sao cũng là diễn viên mà tôi lại khổ thế này này rồi cố đi giao nốt để về nhà với vợ con. Cảnh nghèo ấy không bao giờ quên được.
Một cái Tết khác cách đây 28 năm thời tôi còn thanh niên đi diễn ở Đăk Lăk phục vụ bà con khi đêm giao thừa ai nấy khóc như mưa vì nhớ nhà. Tôi nhớ mãi lúc 23h, diễn viên nữ về phòng ôm nhau khóc còn diễn viên nam thì nhậu say hết. Kể từ đó tôi hứa trong lòng sau này không bao giờ lôi diễn viên đi diễn Tết nữa.
- Trên trang cá nhân anh mới đây chia sẻ về việc muốn về hưu hẳn sau cái Tết này. Vậy anh đã có những dự định mới cho mình?
- Thực ra tuổi của tôi phải 4 năm nữa mới có quyết định về hưu, trên facebook tôi nói mình là Táo già rồi sức cùng lực kiệt chỉ để mọi người đỡ chất vấn lý do bỏ Táo quân. Nhưng tôi cảm giác độ của mình lẫn thành công của chương trình đã có rồi tốt nhất nên từ giã khi cờ hoa đang rực rỡ ở tuổi hoa niên. Cá nhân tôi thấy vậy là đủ và đã hoàn thành nhiệm vụ. Nếu có Táo Quân năm sau tôi sẽ vẫn tham gia nhưng với vai trò khán giả.
Luyện tập Táo Quân ai nấy cũng mệt mỏi vì thức đêm nhiều hôm tới 3-4h sáng về rồi 6h lại đi làm cơ quan không còn đủ sức. Tôi cũng muốn dồn sức cho nhà hát bởi hiện nay chúng tôi là 1 trong 12 nhà hát Trung ương nhưng cần dồn sức dồn tâm vào để thực hiện những dự án mới để cái thiện đời sống cho anh em.
- Năm ngoái anh cũng từng nói chuyện chia tay Táo Quân nhưng năm nay vẫn tham gia đó thôi?
- Năm ngoái tôi chỉ có ý định rời vì đang đi diễn ở Canada nhưng đạo diễn Đỗ Thanh Hải không cho và cuối cùng năm đó tôi vẫn về kịp để tham gia Táo Quân. Tôi chưa hề có ý định nghỉ vào năm ngoái nhưng cho tới cách đây 3 tháng tôi mới chia sẻ trên báo chí rằng sẽ nghỉ.
Tôi luôn nhận rằng mình là người kém nhất trong dàn Táo. Đây là sự thực chứ tôi không hề khiêm tốn. Tôi là người kém duyên nhất trong tất cả và tôi hoàn toàn có thể thay thế được. Tôi chỉ có 2 điều khiến khán giả thích thú là đài từ cách nhả chữ và vấn đề nhân vật của tôi tải thông điệp về giao thông vào đúng thời điểm ai cũng gặp phải nên mọi người tập trung sự quan tâm.
Bên cạnh đó, tôi cũng có những tri thức về các vấn đề xã hội khác nên khi nhập vào nhân vật khiến nhiều khán giả cảm thấy đồng cảm và yêu mến từ đó làm nên thành công. Cá nhân tôi thấy Táo Quân thiếu Tự Long, Quang Thắng, Vân Dung, Xuân Bắc, Quốc Khánh không được nhưng thiếu Chí Trung thì được. Tôi mong mọi người không nên trầm trọng hóa sự việc nó cũng như một câu tục ngữ của các cụ thôi: "Có cô thì chợ vẫn đông, cô đi lấy chồng chợ vẫn cứ vui".
- Trong những năm gần đây dàn diễn viên trẻ đã được đẩy lên tham gia Táo Quân nhiều hơn với hy vọng sẽ trở thành lớp kế cận cho ê-kíp cũ. Sau khi rời chương trình anh tin tưởng nghệ sĩ vào có thể thay thế được mình?
- Nếu giữ nguyên ê-kíp hiện tại thì phải là một diễn viên già mới thay thế được tôi chứ các nghệ sĩ trẻ chưa thể đảm nhiệm được. Tuy nhiên, điều quan trọng là kịch bản phải hay còn diễn viên chỉ đóng góp một phần. Một cá nhân nghệ sĩ chỉ làm tôn lên chương trình chứ không thể thay đổi được một kịch bản kém. Có những năm Táo Quân đã rất kém và phải vật lộn vì kịch bản nên mọi người đừng trầm trọng hóa khi tôi nghỉ.
- Gắn bó nhiều năm với Táo quân và trở thành gương mặt được khán giả yêu mến hẳn anh sẽ nhận được không ít lời mời sau khi rời chương trình. Là một nghệ sĩ gạo cội anh có tiêu chuẩn chọn kịch bản như thế nào khi thị trường hài đang đầy rẫy những sản phẩm phản cảm, dung tục?
- Tôi là nghệ sĩ kiêm nhà quản lý nhưng vẫn phải sống vì làm quản lý không kiếm ra tiền. Để có tiền tôi vẫn phải đi diễn nên nếu được mời tôi vẫn nhận. Còn trong những câu chuyện làm vui cho đời có câu chuyện có thể kể một cách sạch nhưng có những câu chuyện mà người kể lẫn người nghe cũng phải xấu hổ.
Bàn về hài sạch hài, bẩn cũng chỉ là khái niệm dựa trên cảm giác của người đánh giá. Ngay giữa hài miền Bắc- Nam đã có sự khác nhau vì gu thưởng thức của khán giả khác biệt do văn hóa, thói quen nên cũng khó phân định được cái nào hay hơn huống gì nói đến sạch bẩn.
Tuy nhiên, vẫn có những điều cần bàn tới là văn hóa, tri thức của người nghệ sĩ và ý thức của họ để đưa đến những sản phẩm chất lượng cho khán giả. Tôi chỉ được coi là một nghệ sĩ hài thâm bởi những câu nói của tôi khán giả về xem xong mới ngấm. Nhưng hài của tôi lại chẳng ai mời diễn hội chợ mà là những diễn viên khác nên cho tới giờ nhiều người cát-xê tiền tiêu không hết còn tôi vẫn vậy.