Thế giới

Suy thoái đất toàn cầu và những vấn đề cần lưu ý

Khánh Linh - tổng hợp từ UNEP 17/01/2025 - 17:28

(TN&MT) - Theo thống kê, trên toàn cầu có tới 40% diện tích đất bị suy thoái. Vấn đề này trực tiếp ảnh hưởng đến một nửa nhân loại và gây nhiều rủi ro tới những người ít có khả năng đối phó nhất, bao gồm các cộng đồng nông thôn và người nghèo.

Tại Hội nghị lần thứ 16 các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về Chống Sa mạc hóa (COP16), các bên đã thảo luận cụ thể về suy thoái đất. Trong đó, lưu tâm tới 5 chủ đề quan trọng, có thể giúp ngăn chặn suy thoái và phục hồi đất.

Xây dựng năng lực chống hạn

Hạn hán, gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu và quản lý đất không hiệu quả, đang gây ra những rủi ro trong lĩnh vực nông nghiệp và tài nguyên nước trên toàn thế giới. Khoảng 55 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hạn hán mỗi năm, i đây cũng là một trong những n vấn đề nghiêm trọng nhất đối với gia súc và cây trồng.

Tại COP16, các bên đã công bố t Đài quan sát Khả năng chống chịu hạn hán Quốc tế. Đài quan sát ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho phép các chính phủ trên toàn thế giới phân tích và trực quan hóa các chỉ số khả năng chống chịu hạn hán, từ đó giúp đưa ra quyết định thông minh.

Mục tiêu trung hoà về suy thoái đất

Một trong những ưu tiên hàng đầu tại COP16 của UNCCD là giải quyết tình trạng suy thoái đất, một trong những nguyên nhân làm suy yếu đa dạng sinh học, độ phì nhiêu của đất và an ninh lương thực. Theo đó, Sáng kiến Trung hoà về suy thoái đấ của UNCCD nhằm ngăn chặn và đảo ngược sự suy thoái vào năm 2030, đã được thông qua, với sự tham gia của 131 quốc gia.

Thông qua các nỗ lực như Sáng kiến Changwon, hỗ trợ thiết lập mục tiêu tự nguyện quốc gia, và sự hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức như UNEP, các quốc gia đang nỗ lực tiến bộ trong việc ngăn chặn suy thoái và phục hồi cảnh quan.

Chuyển đổi hệ thống thực phẩm

Nông nghiệp là một yếu tố chính gây suy thoái đất. Sự mở rộng của nông nghiệp đã làm biến đổi khoảng 70% đồng cỏ và 50% savan toàn cầu. Mặt khác, thoái đất cũng đang giảm năng suất thực phẩm toàn cầu xuống 12%, khiến giá thực phẩm tăng vọt lên tới 30% vào năm 2040.

Hội nghị COP16 của các quốc gia đã tập trung và ghi nhận tầm quan trọng của việc chuyển đổi hệ thống nông lương để giải quyết tình trạng suy thoái đất, mất đa dạng sinh học và phát thải khí nhà kính bằng cách thúc đẩy các phương pháp canh tác bền vững như nông sinh thái, nông nghiệp tái sinh và tưới nhỏ giọt.

Giảm thiểu bão cát và bụi

Bão cát và bụi có tác động to lớn đến nền kinh tế toàn cầu, phá hủy mùa màng và làm bệnh tật cho con người và động vật.

Ước tính hàng năm có khoảng 2 tỷ tấn bụi được thải vào khí quyển. Bão bụi cũng có thể được kích hoạt và trầm trọng thêm bởi biến đổi khí hậu, hạn hán, suy thoái đất và quản lý không bền vững các nguồn tài nguyên đất và nước.

Theo đó, cách quản lý đất đai bền vững và hệ thống cảnh báo sớm được kỳ vọng có thể giúp giảm bớt một số tác động từ suy thoái đất.

Giải quyết bất bình đẳng giới trong quản lý đất đai

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thực phẩm toàn cầu, phụ nữ sở hữu chưa đến 20% diện tích đất toàn cầu. Sự chênh lệch trong quyền sở hữu đất đai này hạn chế quyền tiếp cận của phụ nữ và các nhóm thiểu số khác đối với các nguồn lực như tín dụng, đào tạo và quyền ra quyết định. Những bất bình đẳng cấu trúc này khiến phụ nữ đặc biệt dễ bị tổn thương. Do đó, việc ban hành các chính sách tích cực về giới, bao gồm việc thúc đẩy quyền sử dụng đất bình đẳng và khuyến khích sự lãnh đạo của phụ nữ trong quản lý đất bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Suy thoái đất toàn cầu và những vấn đề cần lưu ý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO