Dự án phủ trùm về địa hình khu vực ĐBSCL, mô hình số độ cao phủ trùm. Hiện dự án hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam cần phải tiếp tục thực hiện. Cho tới nay, Chính phủ đã phê duyệt những nhiệm vụ quan trọng như: tăng cường giám sát tài nguyên và môi trường cho Cục Viễn thám quốc gia; đồng ý ký kết tiếp cho việc xây dựng trạm dò tìm và tiếp nhận dữ liệu và trung tâm xử lý ảnh vệ tinh tại Bình Dương với Ấn Độ. Đây là nguồn bổ sung dữ liệu cho hệ thống giám sát này.
Ngoài ra, trong dự án ODA của Chính phủ, các dự án về chống chịu BĐKH và sinh kế bền vững ĐBSCL của Ngân hàng thế giới, Cục Viễn thám quốc gia phối hợp với Ban quản lý Dự án đầu tư của Bộ TN&MT thực hiện xây dựng hệ thống giám sát sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực ĐBSCL bằng công nghệ viễn thám.
Theo dự án này, sẽ trang bị cho Cục Viễn thám quốc gia và trang bị cho hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam một hệ thống thu nhận dữ liệu SPOT 6, SPOT7. Dự kiến hoàn thành vào năm 2020, trong đó cung cấp một bộ ảnh phủ trùm SPOT 6, SPOT7 độ phân giải 1,5m cho toàn bộ Việt Nam. “Chúng tôi hi vọng, khi thực hiện dự án này sẽ đủ cung cấp cho đợt tổng kiểm kê đất đai năm 2020 và tổng kiểm kê rừng” – ông Nguyễn Quốc Khánh chia sẻ.
Ngoài ra, phía Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam đang tiếp tục triển khai các dự án như ứng dụng công nghệ vũ trụ phòng chống thiên tai, trong đó cùng với Nhật Bản thiết kế vệ tinh VNREDSAT-1, VNREDSAT-2. Đây là hai vệ tinh viễn thám radar và đã được Cục trình Bộ TN&MT, trình Chính phủ. Theo ông Khánh, ảnh radar có ưu điểm vượt trội là có thể thu được trong thời tiết của nước ta, đặc biệt là với địa hình ¾ đồi núi và sương mù. Như vậy, việc đầu tư vệ tinh viễn thám radar đáp ứng được phần nào cho công tác giám sát thiên tai, tài nguyên môi trường ở Việt Nam và củng cố thêm cho hệ thống giám sát tài nguyên môi trường của Việt Nam.
Sau khi VNREDSAT-1 đi vào hoạt động năm 2013, Viện hàn lâm tiếp tục thiết kế VNREDSAT-2 và dự kiến đi vào hoạt động năm 2018, nhưng hiện nay vẫn chưa được triển khai thực hiện. Theo ông Khánh những dự án như trên rất cần thiết, bởi lẽ, sẽ tăng cường năng lực giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam, đủ để đáp ứng công tác dự báo, phòng chống thiên tai, lũ lụt của nước ta; cung cấp nhu cầu ảnh viễn thám cho các ngành trong và ngoài Bộ TN&MT và các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác.
Việc phóng vệ tinh VNREDSAT-1 phục vụ mục tiêu năm 2013, hiện nay Cục Viễn thám quốc gia phối hợp với Viện Hàn lâm, tổng số dải ảnh thu được là 7.616 dải ảnh, 37.665 cảnh ảnh tương đương với 18.833 cặp ảnh cung cấp cho quan trắc và đa phổ, chiếm tỷ lệ 59% tổng số ảnh thu được. Trong đó, cảnh ảnh sạch đáp ứng đơn đặt hàng là 4.764 cảnh ảnh. Thông thường là chúng ta được 10% cảnh ảnh sạch để cung cấp. Hiện nay, VNREDSAT-1 đã phóng và đạt được một số mục tiêu phục vụ cho giám sát tài nguyên thiên nhiên môi trường và đa mục tiêu; góp phần đáng kể cho việc tăng cường năng lực của hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Sau khi thu ảnh SPOT 5, SPOT 2,4, VNREDSAT-1 phần nào sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng ảnh trong việc giám sát tài nguyên môi trường ở nước ta hiện nay.
Dự án “Xây dựng Hệ thống giám sát Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường tại Việt nam” do Trung tâm Viễn thám Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện với sự hỗ trợ Chính phủ Pháp là bước đột phá lớn trong công nghệ giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường của Việt Nam. Với khả năng thu nhận, xử lý, và lưu trữ dữ liệu từ các vệ tinh SPOT2,4 và SPOT5, Envisat Asar, Envisat Meris giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ động giải quyết các nhiệm vụ quản lý nhà nước về các vấn đề quản lý và giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường, theo dõi, kiểm kê đất đai, giám sát diện tích rừng, ứng dụng trong công tác địa chất, điều tra tài nguyên đới bờ và biển, hải đảo; theo dõi thiên tai, giám sát tác động của biến đổi khí hậu… |