Quỹ 8 tỷ USD nhận phần lớn khoản tiền từ các ngân hàng phát triển và các quốc gia tài trợ và tài trợ cho hơn 300 dự án năng lượng thân thiện với môi trường ở khoảng 72 quốc gia.
Trả lời phỏng vấn qua điện thoại, ông Mafalda Duarte cho biết: “Các nhà đầu tư của Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản quan tâm đến việc đưa ra trái phiếu xanh”. Tuy nhiên, ông không cung cấp thêm thông tin chi tiết về nơi CIF sẽ phát hành trái phiếu xanh.
Trái phiếu “xanh” được định nghĩa như một loại chứng khoán có thu nhập cố định nhằm thu hút vốn cho các dự án có lợi ích về môi trường.
CIF sẽ sử dụng số tiền thu được để tài trợ cho các dự án thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và cải thiện khả năng phục hồi biến đổi khí hậu để ổn định lưới điện trong bối cảnh sử dụng các nguồn năng lượng không liên tục ngày càng tăng.
Theo Mafalda, CIF cũng nhận thấy cơ hội trong vận chuyển điện khí hóa.
Bà cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải cắt giảm chi phí của công nghệ năng lượng mặt trời tập trung – công nghệ sử dụng gương hoặc thấu kính để tập trung một khu vực ánh sáng mặt trời rộng lớn và thúc đẩy sự hội nhập của thị trường năng lượng khu vực.
Những vấn đề như vậy sẽ được bàn bạc tại một hội nghị vào ngày 28-29/1 nhân lễ kỷ niệm lần thứ 10 của CIF.
Hội nghị sẽ được tổ chức tại thành phố Ouarzazate, phía Đông Nam Ma Rốc, nơi CIF đóng góp 535 triệu USD để xây dựng một nhà máy năng lượng mặt trời có công suất 580 MW lớn nhất thế giới.