Chiều 24/7, báo cáo trước Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp trên phạm vi cả nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh chương trình kỳ họp để lãnh đạo các địa phương có thời gian tập trung chống dịch bệnh.
Với 95,59% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh ngày làm việc của Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khoá XV. |
Theo đó, dưới dự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nhất trí giảm 01 ngày thảo luận tại Hội trường về đầu tư công, ngân sách tài chính, chương trình mục tiêu quốc gia; tăng cường phiên họp thêm các nội dung họp sau 11h30 buổi trưa và tiếp tục làm việc sau 17h hàng ngày với các nội dung quan trọng về nhân sự và nhiều nội dung quan trọng khác.
Quốc hội cũng tiến hành họp liên tục vào 2 ngày cuối tuần, thay vì nghỉ chủ nhật như dự kiến chương trình làm việc thông qua đầu kỳ họp.
Như vậy, kỳ họp sẽ bế mạc sớm hơn dự kiến 3 ngày, vào ngày 28/7.
Với 95,59% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh ngày làm việc của Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khoá XV.
Cũng trong chiều cùng ngày, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long đã báo cáo với Quốc hội về việc đề xuất một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đưa vào Nghị quyết kỳ họp của Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Y Tế báo cáo với Quốc hội về việc đề xuất một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đưa vào Nghị quyết kỳ họp của Quốc hội. |
Theo đó, với việc đưa số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 vào Nghị quyết của Quốc hội sẽ chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua, các biện pháp quy định tại Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp, các luật khác có liên quan và các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật hiện hành như trong trường hợp đã ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; được áp dụng các biện pháp, ban hành các quy định cần thiết chưa được luật quy định để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có việc áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong cấp phép, mua sắm, sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất và đầu tư cơ sở vật chất.
Điều này sẽ đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo sức khoẻ và đời sống của người dân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, người già, người yếu thế khác và lực lượng tuyến đầu chống dịch; có biện pháp hỗ trợ cụ thể cho người dân, người lao động, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19...