(TN&MT) - Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ninh đã làm việc với nhóm chuyên gia UNESCO nghiên cứu, khảo sát chuẩn bị tổ chức Hội thảo quốc tế về Di sản thế giới và phát triển bền vững.
Theo kết quả làm việc giữa bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ VH -TT&DL và ông Michel Croft, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội vào cuối năm 2017, hai bên thống nhất sẽ tổ chức hội thảo quốc tế về Di sản thế giới và phát triển bền vững vào tháng 7/2018.
Để chuẩn bị cho nội dung cho hội thảo này, Văn phòng UNESCO Hà Nội sẽ khảo sát thực tế tại một số khu di sản thế giới ở Việt Nam, trong đó có Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Những vấn đề nhóm chuyên gia nghiên cứu khảo sát chủ yếu tập trung vào công tác quản lý, bảo vệ di sản và phát triển bền vững; đồng thời, lắng nghe quan điểm các bên liên quan trong công tác quản lý di sản.Chia sẻ về công tác quản lý, bảo vệ di sản và phát triển bền vững Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, bà Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị vịnh Hạ Long đã góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch, số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ngày càng tăng. Doanh thu từ du lịch đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện. Công tác quản lý Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long do các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương thực hiện và sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng địa phương.
Thông qua sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng địa phương vào công việc quản lý di sản đã phát huy giá trị của di sản. Việc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch, phát triển các loại hình du lịch, thu hút khách du lịch đến tham quan; đồng thời, mang lại lợi ích cho cộng đồng bằng việc tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho người. Qua đó, tạo nguồn cho việc tu bổ, giữ gìn giá trị của di sản. Tuy nhiên, sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng địa phương vào việc quản lý di sản phải dưới sự định hướng của cơ quan quản lý nhà nước, tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguyên vẹn giá trị của di sản. Việc để các doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng cùng với cơ quan quản lý Nhà nước tham gia quản lý di sản vừa bảo vệ bền vững di sản, vừa phát huy giá trị của di sản, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh và quốc gia.
Lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Quảng Ninh chia sẻ thêm với nhóm chuyên gia UNESCO về sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân trong việc thiết kế và lập kế hoạch cho quản lý di sản; sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào việc quản lý di sản, cung cấp dịch vụ phục vụ khách du lịch; các quy định pháp lý và quy định hiện hành cho sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân; các vấn đề xã hội và môi trường; vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước...
Theo kết quả làm việc giữa bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ VH -TT&DL và ông Michel Croft, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội vào cuối năm 2017, hai bên thống nhất sẽ tổ chức hội thảo quốc tế về Di sản thế giới và phát triển bền vững vào tháng 7/2018.
Để chuẩn bị cho nội dung cho hội thảo này, Văn phòng UNESCO Hà Nội sẽ khảo sát thực tế tại một số khu di sản thế giới ở Việt Nam, trong đó có Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Những vấn đề nhóm chuyên gia nghiên cứu khảo sát chủ yếu tập trung vào công tác quản lý, bảo vệ di sản và phát triển bền vững; đồng thời, lắng nghe quan điểm các bên liên quan trong công tác quản lý di sản.Chia sẻ về công tác quản lý, bảo vệ di sản và phát triển bền vững Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, bà Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị vịnh Hạ Long đã góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch, số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ngày càng tăng. Doanh thu từ du lịch đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện. Công tác quản lý Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long do các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương thực hiện và sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng địa phương.
Thông qua sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng địa phương vào công việc quản lý di sản đã phát huy giá trị của di sản. Việc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch, phát triển các loại hình du lịch, thu hút khách du lịch đến tham quan; đồng thời, mang lại lợi ích cho cộng đồng bằng việc tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho người. Qua đó, tạo nguồn cho việc tu bổ, giữ gìn giá trị của di sản. Tuy nhiên, sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng địa phương vào việc quản lý di sản phải dưới sự định hướng của cơ quan quản lý nhà nước, tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguyên vẹn giá trị của di sản. Việc để các doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng cùng với cơ quan quản lý Nhà nước tham gia quản lý di sản vừa bảo vệ bền vững di sản, vừa phát huy giá trị của di sản, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh và quốc gia.
Lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Quảng Ninh chia sẻ thêm với nhóm chuyên gia UNESCO về sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân trong việc thiết kế và lập kế hoạch cho quản lý di sản; sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào việc quản lý di sản, cung cấp dịch vụ phục vụ khách du lịch; các quy định pháp lý và quy định hiện hành cho sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân; các vấn đề xã hội và môi trường; vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước...