Xác định rõ tầm quan trọng của Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, UBND tỉnh Quảng Bình đã sớm chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 05/4/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy kịp thời.
Cơ bản đến nay Quảng Bình đã hạn chế tình trạng đầu tư, khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả. |
Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã thực sự tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành TNMT nói riêng, Nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung. Những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đối với sự phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh đã được nhận thức cơ bản đầy đủ, ngày càng sâu sắc, từng bước tạo chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về ý thức tự giác chấp hành pháp luật, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên, cùng chung tay bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Đặc biệt, tỉnh Quảng Bình đã xây dựng chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, đổi mới thiết bị, công nghệ để thực hiện có hiệu quả quy hoạch về thăm dò, khai thác khoáng sản. Quá trình cấp phép đã chủ động trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, dự án khai thác, chế biến quặng nghèo, sử dụng triệt để và tiết kiệm khoáng sản. Do đó, cơ bản hạn chế tình trạng đầu tư, khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả.
Hiện nay, Quảng Bình đang xây dựng 2 nhà máy chế biến sâu titan tại KCN Cam Liên và KCN Hòn La (chưa hoạt động). Cụm Nhà máy xi măng Sông Gianh, Thanh Trường, Văn Hóa, Áng Sơn 1, Áng Sơn 2 đã được triển khai thực hiện dự án, trong đó Nhà máy xi măng Sông Gianh, Văn Hóa, Áng Sơn 2 (VCM Hải Vân) được nâng cấp công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường.
Trên địa bàn tỉnh không còn tình trạng đầu tư, khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt đã xóa bỏ các cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công theo đúng mục tiêu của chiến lược.
Công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm luôn được tăng cường. |
Trong năm 2020 tiếp nhận, thẩm định 77 hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản bao gồm: 3 hồ sơ đăng ký kế hoạch, công suất, khối lượng khai thác; 1 hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản, 2 hồ sơ điều chỉnh giấy phép, 2 hồ sơ gia hạn giấy phép khai thác, 17 hồ sơ thăm dò khoáng sản; 22 hồ sơ phê duyệt trữ lượng; 19 hồ sơ khai thác khoáng sản.
Đến nay đã giải quyết 68/77 hồ sơ, còn 9 hồ sơ đang giải quyết trong thời hạn quy định. Phê duyệt 23 Quyết định thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với tổng số tiền là: 4.213.980.865 đồng. Tổng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã thu trong năm 2020 thuộc thẩm quyền UBND tỉnh cấp phép là 18.638.997.905 đồng.
Mặt khác, để quản lý, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh, ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường, sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản. Đồng thời, cụ thể hóa công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, quy định rõ trách nhiệm cho các sở, ngành và chính quyền địa phương trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, trong đó đặc biệt quan tâm đến trách nhiệm của UBND cấp huyện, xã.
Ngoài ra, thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành, từ năm 2012 đến nay, UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường cho 70 dự án theo đúng quy định trước khi cấp phép khai thác khoáng sản.
Quảng Bình đã xây dựng chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, đổi mới thiết bị, công nghệ để thực hiện có hiệu quả quy hoạch về thăm dò, khai thác khoáng sản. |
Trao đổi với PV, ông Phan Xuân Tuấn – Trưởng phòng Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình, cho biết: “Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực TNMT trên địa bàn tỉnh được chú trọng và ngày càng được tăng cường, góp phần đưa công tác quản lý Nhà nước về TNMT đi vào nề nếp, lập lại kỷ cương pháp luật. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện, xử lý nghiêm minh các sai phạm và có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung về cơ chế, chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn. Đa số các đơn vị đã thực hiện chương trình quan trắc giám sát chất lượng môi trường định kỳ hàng năm theo đúng quy định; công tác quản lý, sử dụng đất tại khu vực khai thác mỏ về cơ bản đã được tuân thủ theo quy định. Công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn đã đi vào nề nếp và từng bước được tăng cường”.
Bên cạnh đó, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện vi phạm như: Khai thác cát lòng sông, cát san lấp không có giấy phép; mua bán, vận chuyển, tiêu thụ và tàng trữ cát, sạn là vật liệu xây dựng thông thường không có nguồn gốc hợp pháp, lập bến bãi tập kết cát sỏi trái phép; khai thác khoáng sản vượt so với công suất được phép khai thác... và đã lập biê bản xử phạt vi phạm hành chính hàng trăm trường hợp, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và truy thu lợi nhuận thu được với số tiền trên 8,9 tỷ đồng.
Cùng với đó, công tác cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện đúng pháp luật và chặt chẽ, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng trên địa bàn...