Nhựa dùng một lần bị quay lưng
Nhựa dùng một lần đang là một trong những “nhân vật phản diện” trong vô số câu chuyện về ô nhiễm môi trường diễn ra trên toàn cầu hiện nay. Trước những hình ảnh các đại dương ngập rác, sinh vật biển mắc kẹt trong rác hay thậm chí nhầm tưởng rác là thức ăn, nhiều người đã cân nhắc kỹ càng hơn khi đứng trước một quyết định tiêu dùng. Dù đó chỉ là từ chối dùng ống hút nhựa hay tự chuẩn bị những ly nước có thể tái sử dụng nhiều lần khi đi mua cà phê.
Yếu tố thân thiện với môi trường ngày càng được lưu tâm hơn trong sản xuất tiêu dùng. Ảnh: USA Today |
Xu hướng tiêu dùng xanh cũng đang tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam. Nestlé MILO là nhãn hàng tiên phong thử nghiệm sử dụng ống hút giấy cho dòng sản phẩm MILO Bữa Sáng từ tháng 3/2020, thay cho ống hút nhựa thông thường. Kể từ tháng 05/2021, Nestlé MILO chính thức chuyển đổi sang ống hút giấy trên toàn bộ các sản phẩm uống liền. Theo kế hoạch, nhãn hàng sẽ hoàn thành chuyển đổi ít nhất 90% sản lượng sản xuất dùng ống hút giấy vào cuối năm 2021, và hoàn thành chuyển đổi 100% sang ống hút giấy vào tháng 05/2022.
Thách thức chờ đợi doanh nghiệp
Chuyển đổi sang các giải pháp xanh hơn trong sản xuất là nỗ lực đáng khích lệ của các doanh nghiệp, nhưng cũng cần nhiều sự thấu hiểu và ủng hộ hơn, nhất là từ phía người tiêu dùng. Đó là bởi những sự chuyển đổi này nhìn qua tưởng như không đáng kể, nhưng lại đặt doanh nghiệp trước rất nhiều thách thức và trở ngại.
Trước hết, doanh nghiệp cần đảm bảo giải pháp thay thế được làm từ nguyên liệu chất lượng tốt và an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng, đồng thời không gây hại cho tài nguyên thiên nhiên và môi trường lần nữa. Điều này đặt doanh nghiệp vào thế khó khi chọn lựa nguyên liệu cho giải pháp thay thế. Đơn cử với chiếc ống hút, theo một nghiên cứu của Đại học Humboldt State (Mỹ), ống hút làm bằng inox và thủy tinh tiêu tốn rất nhiều năng lượng và tài nguyên để sản xuất, lần lượt cao gấp 90 lần và 40 lần so với ống hút nhựa. Ngay cả với ống hút bằng tre, năng lượng và tài nguyên cần đến cũng cao hơn ống hút nhựa gần 30 lần. Xét về khía cạnh này, ống hút giấy là lựa chọn tối ưu nhất khi chỉ tốn một nửa năng lượng và tài nguyên để làm ra so với ống hút nhựa. Tuy nhiên, ống hút giấy lại đang đặt ra không ít nghi ngại về việc có thể làm thay đổi hương vị sản phẩm và giảm đi tính tiện lợi khi sử dụng.
Là nhãn hàng sữa nước đầu tiên tại Việt Nam tiên phong chuyển đổi từ ống hút nhựa sang ống hút giấy trên các sản phẩm sữa uống liền, Nestlé MILO cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ với sự dịch chuyển “xanh” này. Tại buổi họp báo trực tuyến ngày 16/7 nhằm hưởng ứng chiến dịch ‘Nói không với ống hút nhựa’ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam đã chia sẻ: “Ở vị trí tiên phong, Nestlé hiểu được những thách thức ban đầu trong việc khuyến khích các thói quen tiêu dùng mới và trong việc truyền cảm hứng cho người tiêu dùng quan tâm hơn đến môi trường, đặc biệt là ở thế hệ trẻ. Mặc dù vậy, chúng tôi tin rằng đây vẫn là những bước đi cần thiết để góp phần thay đổi những hiện trạng đáng quan ngại về môi trường tại Việt Nam.”
Nói về bước chuyển đổi này của Nestlé MILO, nhiếp ảnh gia nổi tiếng với bộ ảnh hành trình 7.000km săn rác Nguyễn Việt Hùng (Lekima Hùng) nhận định tại buổi họp báo: “Tôi đánh giá cao bước đi tiên phong này của Nestlé MILO, bởi việc thay đổi là cả một quá trình không hề đơn giản. Đây là việc làm ý nghĩa về nhiều mặt, nhất là khi thay thế hàng chục triệu ống hút mỗi năm (tương đương khoảng 700 tấn rác thải nhựa) là con số không hề nhỏ”.
Nestlé MILO tiên phong chọn ống hút giấy vì một Việt Nam năng động và xanh. Infographic: Nestlé MILO |
Sự chuyển đổi sang ống hút giấy trên sản phẩm MILO uống liền cũng là một bước đi trong lộ trình hiện thực hóa cam kết về phát triển bền vững của Tập đoàn Nestlé: “Đến năm 2025, 100% bao bì của Nestlé sẽ có thể tái chế hoặc tái sử dụng”. Đây là cam kết đi cùng với tầm nhìn “Không bao bì nào của Nestlé, kể cả bao bì nhựa, bị chôn lấp hoặc trở thành rác thải”.
Không quá lời khi nói rằng phát triển bền vững là câu chuyện đường dài và có thể lên đến hàng thập kỷ, bởi trong quá trình theo đuổi mục tiêu này, doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều trở ngại khác nhau, trong đó có phản ứng và sự đón nhận của người tiêu dùng. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp cẩn trọng đi từng bước vững chắc và hiểu mình cần phải làm gì, có thể làm gì, hiện thực hóa mục tiêu này là điều có thể làm được.