Ông Todd Yates, Giám đốc Kỹ thuật Nestlé Việt Nam |
PV: Thưa ông, Nestlé Việt Nam vinh dự nhận được giải thưởng môi trường làm ông cảm thấy như thế nào?
Ông Todd Yates:
Chúng tôi rất vinh dự được góp mặt trong những đơn vị kinh doanh sản xuất đạt thành tích cao nhất, đáp ứng được các mặt môi trường - xã hội - đời sống - chính trị.
Các nhóm tổ chức thuộc các doanh nghiệp, bên cạnh chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật của Nhà nước cần phải khẳng định mình trong việc đầu tư công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, có quy trình quản lý, sản xuất tiên tiến; có những sáng kiến đóng góp cho xã hội…
Giải thưởng Môi Trường Việt Nam đã tiếp thêm động lực cho các đơn vị sản xuất như chúng tôi đầu tư vào công nghệ sản xuất tiên tiến và thân thiện với môi trường; tối ưu quy trình vận hành và quản lý đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời, chia sẻ những kiến thức này ra xung quanh, để mọi người cùng hướng đến một môi trường xanh và sạch đẹp.
Ở Nestlé, chúng tôi luôn coi phát triển bền vững là điều cốt lõi trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp và chúng tôi cam kết thực hiện mạnh mẽ các mục tiêu về môi trường bền vững. Vì vậy, bên cạnh tạo ra những sản phẩm ngon miệng, tốt cho sức khỏe hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt, chúng tôi luôn nỗ lực góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với các đối tác và các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng để làm lan tỏa những ứng dụng của nền kinh tế tuần hoàn, hướng đến những mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh Chính phủ đang xem đây là một mục tiêu lớn và vừa ban hành Nghị quyết 136/NQ-CP về phát triển bền vững.
Một trong những ví dụ điển hình của việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn vào sản xuất, góp phần thực hiện tham vọng “Không tạo ra tác động tiêu cực lên môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh” đến 2030 của Tập đoàn là hạt cà phê chất lượng cao, kết quả của Dự án phát triển cà phê bền vững Nescafé Plan, được đưa về từ các tỉnh Tây Nguyên đến nhà máy tại Đồng Nai để sản xuất nhiều dòng cà phê giá trị gia tăng. Bã cà phê sau đó sẽ được dùng để sản xuất phân bón và làm chất đốt thay thế nhiên liệu hóa thạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí sản xuất. Tro hình thành sau quá trình đó sẽ dùng sản xuất gạch thân thiện với môi trường đạt tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình dân dụng.
Tính từ năm 2015 đến năm 2019, đã có hơn 37.000 tấn chất thải và phụ phẩm được tạo ra sau quá trình sản xuất được phân loại, tái chế, tái sử dụng và đốt thu hồi nhiệt, theo các phương pháp xử lý khác nhau trên cơ sở phối hợp cùng các đối tác nhằm hướng đến việc áp dụng triệt để nền kinh tế tuần hoàn, góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, quy đổi thông qua Cacbonic (CO2) tính trên đơn vị sản phẩm ở thời điểm năm 2019, giảm 34% so với năm 2015. Tháng 12, 2020, Tập đoàn Nestlé vừa công bố lộ trình hành động cụ thể nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, 50% đến 2030, và 100%, đạt được “Net Zero” đến 2050.
Nhà máy Nestlé Trị An đã đầu tư ngay từ giai đoạn hình thành Dự án các công nghệ cao trong xử lý nước thải hướng đến mục đích tái sử dụng trong tương lai, góp phần thực hiện hóa mục tiêu “Caring for Water”. Theo đó, đến cuối năm 2019, khoảng 65% lượng nước thải từ sản xuất cà phê đã được xử lý và tái sử dụng cho sản xuất, giúp giảm thiểu trên 112.000 m3 nước/năm. Chất lượng nước tái sử dụng đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT của Việt Nam.
Ông Trương Hoàng Phương, Giám đốc Nhà máy Nestlé Trị An nhận Bằng khen từ ông Trương Hoà Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
PV: Tập đoàn Nestlé đã công bố các chiến lược và cam kết phát triển bền vững, với một trọng tâm vào lĩnh vực môi trường. Ông có thể chia sẽ thêm để làm rõ vấn đề này?
Ông Todd Yates:
Tập đoàn Nestlé xác định giá trị cốt lõi nằm ở Tạo ra giá trị chung (CSV - creating shared value), đây là nền móng vững chắc đảm bảo tạo ra giá trị lâu dài cho cộng đồng và các đối tác trong chuỗi giá trị. các mục phát triển bền vững cần xoay quanh: cá nhân và gia đình; cộng đồng và sau cùng là cho hành tinh. Với cá nhân và gia đình, mục tiêu là giúp cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Với cộng đồng, mục tiêu là phát triển các cộng đồng thịnh vượng và vững mạnh. Còn với hành tinh, cần quản lý tài nguyên cho các thế hệ mai sau. Mục tiêu không chỉ tạo ra những sản phẩm ngon miệng, tốt cho sức khỏe hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt mà còn vì một thế giới tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai.
Nestlé và LaVie, một thành viên trực thuộc Tập đoàn Nestlé đang góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương của Chính phủ Việt Nam và mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Đây cũng là hành động cụ thể nhằm từng bước hiện thực hóa tầm nhìn của Tập đoàn Nestlé: “Đến năm 2025, 100% bao bì của các sản phẩm Nestle đều được sử dụng từ các vật liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng được”.
Từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2020, Nestlé MILO đồng hành cùng Tetra Pak và Revival Waste lần đầu tiên tổ chức cuộc thi “Hành trình xanh - Tái sinh vỏ hộp sữa” với mong muốn khuyến khích và giáo dục trẻ thói quen thu gom và tái chế vỏ hộp sữa với 4 bước đơn giản, gồm: Đẩy ống hút vào trong; Mở hai tai hộp ra; Xếp dẹp; Thu gom và tái chế.
Để đi xa trong bất kỳ mục tiêu quan trọng nào, chúng tôi xác định không thể thiếu vai trò của các đối tác. Nestlé Việt Nam cũng là đồng sáng lập Tổ chức liên minh tái chế bao bì Việt Nam và tham gia vào Liên minh chống ô nhiễm rác thải nhựa do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!