Biến đổi khí hậu

Ninh Thuận: Rà soát các khu vực trọng điểm lũ ống, lũ quét và sạt lở

Đặng Thanh Bình 12/08/2023 13:09

(TN&MT) - Vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Thuận cung cấp thông tin các khu vực trọng điểm lũ ống, lũ quét và sạt lở trên địa bàn tỉnh đến Cục Địa chất Việt Nam; trên cơ sở rà soát các Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh và tham vấn chuyên gia.

Lũ quét, sạt lở đất đã xuất hiện có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng, cũng như mức độ tàn khốc, gây tổn thất nặng nề về người và của cải; ở nhiều vùng miền trên đất nước ta. Tại Ninh Thuận, theo thống kê trong vòng 60 năm qua đã xuất hiện khoảng 30 trận lũ quét, sạt lở đát nghiêm trọng. Điển hình, là một số trận lũ quét đã xảy ra gần đây trên thượng nguồn lưu vực sông Cái Phan Rang. Việc tìm hiểu về các đặc điểm và tính chất của lũ quét nhằm nâng cao nhận thức, chủ động phòng tránh, cũng như tìm ra giải pháp khắc phục những hậu quả mà chúng gây ra.

picture2.jpg
Tham khảo Bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét tỉnh Ninh Thuân (Ứng với lượng mưa ngày lớn nhất tần suất 1%)

Các khu vực trọng điểm lũ ống, lũ quét

Huyện Ninh Sơn: Khu vực đèo Ngoạn Mục, suối SaKai, suối Gia Chiêu, suối Tầm Ngân 1, thượng nguồn của các sông suối bắt nguồn từ Lâm Đồng trên địa bàn xã Lâm Sơn; các thôn Nha Húi, Mỹ Hiệp, Phú Thủy thuộc xã Mỹ Sơn; các thôn Tân Lập, Tân Hòa, Tân Định thuộc xã Hòa Sơn; các thôn Ú, Gia Hoa thuộc xã Ma Nới;

Huyện Bác Ái: Thôn Núi Rây thuộc xã Phước Chính; thôn Suối Lở thuộc xã Phước Thành; thôn Bậc Rây 1, Bậc Rây 2 xã Phước Bình, thôn Rã Giữa xã Phước Trung.

Huyện Thuận Bắc: các thôn Kiền Kiền 1, Kiền Kiền 2, Bà Râu 1, Bà Râu 2 thuộc xã Lợi Hải; các thôn Ba Tháp, Gò Sạn thuộc xã Bắc Phong; các thôn Xóm Đèn, Suối Giếng thuộc xã Công Hải; xã Phước Kháng; thôn Động Thông xã Phước Chiến.

Các khu vực trọng điểm sạt lở

Sạt lở bờ sông, bờ biển: Tình hình sạt lở bờ biển: các khu vực có nguy cơ sạt lở cao bao gồm: bờ biển đoạn từ khu vực cầu Khánh Nhơn đến xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải; Thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Dọc theo Sông Cái đoạn từ hạ lưu Cầu Móng đến cửa ra sông Cái. Tình hình sạt lở bờ sông Cái Phan Rang, đặc biệt là bên phía bờ hữu ngày càng nghiêm trọng. Tại những vị trí này dòng chảy lũ xói sâu xói sâu vào chân bờ sông, gây sập, sạt lở khu dân cư và đất sản xuất của nhân dân.

picture1.jpg
Sạt lở đất đá trên tuyến đường ven biển, đoạn Mũi Dinh đi Cà Ná Ngày 20 tháng 11 năm 2022

Sạt lở đất, đá: Vào mùa mưa tại khu vực miền núi, nơi có độ dốc lớn thường xảy ra sạt lở đất đá. Khu vực có nguy cơ cao gồm: Các thôn Tà Nôi, Gia Hoa thuộc xã Ma Nới; các thôn Tân Lập, Tân Định thuộc xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn; Thôn Hành Rạc xã Phước Bình; thôn Suối Lở, Ma Nai xã Phước Thành, huyện Bác Ái; Khu vực Núi Chúa xã Lợi Hải; các thôn Đá Mài Trên, Cầu Đá thuộc xã Phước Kháng; các thôn Xóm Bằng, Láng Me xã Bắc Sơn; khu vực dọc tuyến đường tỉnh lộ 706 (đường từ xã Phước Chiến - xã Phước Kháng) xã Phước Chiến; khu vực dọc tuyến đường từ xã Phước Kháng - Suối Le, huyện Thuận Bắc; khu vực suối Rách phía Đông Bắc thôn Động Thông, xã Phước Chiến; khu vực Kà Rôm và Ba Hồ, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc; Thôn Sơn Hải 2 thuộc xã Phước Dinh; các thôn Thương Diêm 1, Thương Diêm 2, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam.

Sạt lở đường: Khu vực thường xuyên xảy ra sạt lở là: Ở những đoạn đường được Đèo Ngoạn Mục thuộc thôn Lâm Bình, xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn; Tuyến đường tỉnh lộ 701 trên địa bàn xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (đường ven biển: Đoạn Mũi Dinh đi Cà Ná); Tuyến đường tỉnh lộ 706 (đoạn đường từ xã Phước Thành huyện Bác Ái - xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc); Tuyến đường tỉnh lộ 707 (đoạn đường từ xã Phước Hòa - xã Phước Bình, huyện Bác Ái); Đoạn đường vào thôn Bình Tiên thuộc xã Công Hải; đoạn đường Phước Kháng, Suối Le thuộc xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc.

Theo Quyết định số: 18/2021/QĐ-TTg, Quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai của Thủ tướng Chính phủ lũ quét là lũ xảy ra bất ngờ trên sườn dốc và trên các sông suối nhỏ miền núi, dòng chảy xiết, thường kèm theo bùn đá, lũ lên nhanh, xuống nhanh, có sức tàn phá lớn. Sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán là hiện tượng đất, đá bị sạt, trượt, lở do tác động của các điều kiện nêu trên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ninh Thuận: Rà soát các khu vực trọng điểm lũ ống, lũ quét và sạt lở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO