Ninh Bình: Nhiều doanh nghiệp vi phạm trong khai thác, sử dụng đá vôi

24/01/2018 10:18

(TN&MT) – Theo thông tin từ Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thì tại tỉnh Ninh Bình qua thanh tra đã phát hiện nhiều nhiều đơn vị, doanh nghiệp có các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản (chủ yếu là khai thác, sử dụng đá vôi) và một số vi phạm trong các lĩnh vực khác khác có liên quan.

Anh 1 (1)
Nhiều doanh nghiệp tại Ninh Bình vi phạm pháp luật khoáng sản trong khai thác, sử dụng đá vôi.

Cụ thể như: Công ty Cổ phần Nam Anh Tú có nhiều vi phạm, tồn tại như: Chưa thực hiện đầy đủ việc cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn VLNCN cho 5/10 người có liên quan đến sử dụng VLNCN, chỉ tiêu thuốc nổ thực tế cao hơn so với tính toán trong thiết kế mỏ; Thực hiện chưa đầy đủ trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động: Chưa đăng ký thỏa ước lao động tập thể, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn cho người lao động, chưa tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công nhân; Về lĩnh vực BVMT: Chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật BVMT, các nội dung yêu cầu theo nội dung Bản cam kết BVMT đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận như: Chưa lập Kế hoạch quản lý môi trường, quan trắc giám sát môi trường định kỳ chưa đầy đủ, chưa ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, chưa hoàn thiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại, thực hiện chưa tốt việc bảo quản, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.

Anh 2 (1)
Một số doanh nghiệp sử dụng chưa đúng mục đích khoáng sản đá vôi làm VLXD thông thường.

Cùng chung một số vi phạm như trên thì Công ty TNHH An Thành Long còn vi phạm về bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLNCN như số lượng bảo vệ kho VLNCN không đủ theo quy định, ký duyệt Hộ chiếu khoan nổ mìn không đúng theo quy định (Giám đốc điều hành mỏ, kiêm chỉ huy ký duyệt Hộ chiếu khoan nổ mìn), bố trí người vừa thi công bãi nổ vừa gác bãi nổ; Chưa lập và công khai Kế hoạch quản lý môi trường, quan trắc giám sát môi trường định kỳ chưa đầy đủ đối với nước thải, chưa ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường cho các năm 2016 và 2017, chưa hoàn thiện thủ tục để được cấp Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp BVMT.

DNTN Hoài Huyền cũng có nhiều vi phạm, tồn tại như: Khai thay đổi thông số của Dự án đầu tư khai thác khoáng sản để cấp lại Giấy phép khai thác khoáng sản năm 2011 (thay đổi thời gian khai thác) nhưng chưa lập lại hồ sơ về BVMT theo quy định của pháp luật tại thời điểm cấp phép…

Công ty TNHH MTV Việt Thắng khi thay đổi thông số của Dự án đầu tư khai thác khoáng sản để cấp lại Giấy phép khai thác khoáng sản năm 2010 (thay đổi diện tích, trữ lượng và thời gian khai thác) nhưng chưa lập lại hồ sơ về BVMT theo quy định của pháp luật tại thời điểm cấp phép…

Ngoài những đơn vị trên thì còn nhiều doanh nghiệp vi phạm như: DNTN Xây dựng và Kinh doanh Xuân Học, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Quang Minh Ninh Bình, DNTN Vận tải Sơn Linh, Công ty TNHH MTV Sản xuất VLXD Minh Trang pháp luật về khoáng sản và các lĩnh vực khác.

Liên quan đến vấn đề này, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã có văn bản số 4131/ĐCKS – KSMB ngày 18/12/2017 về việc phối hợp xử lý vi phạm trong khai thác, sử dụng đá vôi của các tổ chức, cá nhân được thanh tra trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Theo đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tình Ninh Bình, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình: Chỉ đạo các sở, ngành có liên quan rà soát và xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực BVMT, đất đai, tài nguyên nước. tại những đơn vị vi phạm; Chỉ đạo Cục thuế tỉnh rà soát, đôn đốc việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của các tổ chức trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo đúng quy định; Chỉ đạo Sở TN&MT rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét việc phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các trường hợp tính chưa đúng theo quy định tại Nghị định 203/2013/NĐ – CP;

Kiểm tra lại toàn bộ các hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản có sử dụng Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Bản cam kết BVMT, đề xuất biện pháp xử lý đối với những trường hợp hồ sơ về môi trường có các thông số (diện tích, trữ lượng hoặc thời gian khai thác) không phù hợp so với Dự án đầu tư khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc không đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ tại thời điểm quyết định cấp phép khai thác;

Xem xét, đề xuất với UBND tỉnh biện pháp xử lý đối với việc sử dụng chưa đúng mục đích khoáng sản đá vôi làm VLXD thông thường của các doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị có nhu cầu sử dụng đá vôi làm VLXD thông thường cho mục đích khác phải thực hiện điều chỉnh lại nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, đôn đốc, giám sát các đơn vị đã được thanh tra thực hiện yêu cầu khắc phục những vi phạm nêu trên.

Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình phải báo cáo bằng văn bản kết quả triển khai các nội dung trên và gửi về Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trước ngày 31/03/2018.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: Nhiều doanh nghiệp vi phạm trong khai thác, sử dụng đá vôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO