Ngay đoạn đường từ Đại La, Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) tới cầu Vĩnh Tuy là phần cuối cùng trong dự án đường vành đai 2 trên cao không khó để bắt gặp những căn nhà với kiến trúc bị “chắp vá", kỳ quái, ngổn ngang tồn tại trên trục đường giao thông huyết mạch này.
Những ngôi nhà với kiến trúc kỳ dị, "siêu mỏng, siêu méo" xuất hiện trở lại, khiến dư luận không khỏi bức xúc, vi phạm đặc biệt các quy định về trật tự xây dựng. Do công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) nên đã khiến nhiều người và nhà dân phải chuyển ra mặt đường sinh sống.
Chính vì đường chỉ giới mà nhiều căn nhà khi di chuyển ra ngoài mặt đường bị “chém” ngang dọc ngay phần trước mặt, biến khu đất thành hình tam giác khi nhìn từ phải sang trái. Phần nhà thi công sửa chữa, gạch vữa, đất cát đổ tràn lan ra mặt đường không những gây mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến tuyến đường có đông người tham gia giao thông cũng như nhiều khu vực nhà dân sinh sống lân cận.
Hiện tượng những căn nhà chênh vênh, nguy hiểm, hình thù vẹo vọ sau một thời gian im hơi lặng tiếng, giờ lại xuất hiện ồ ạt tại các dự án mở đường. Câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu người dân có nhận thức được sự nguy hiểm khi sống trong những căn nhà “mỏng như giấy'’ thế này không?
Chưa kể đến điều kiện không gian chật hẹp, nguy cơ bị sụp đổ do sửa chữa, cải tạo trên nền móng cũ, các tuyến đường mở rộng bị khoét sâu nên phần đất tiếp giáp nhà dân cũng dễ bị sụt, lún nguy hiểm?
Đề nghị cơ quan chức năng quận Hai Bà Trưng và thành phố Hà Nội sớm vào cuộc kiểm tra và có giải pháp cho vấn đề nhà "siêu mỏng, siêu méo" tại khu vực trên.
Sau đây là một số hình ảnh PV Báo Tài nguyên và Môi trường ghi nhận được:
Căn nhà hình tam giác có hình thù kỳ lạ ở đầu ngõ Hoà Bình 7
|