Mực nước biển toàn cầu đã tăng 8cm kể từ năm 1992

28/08/2015 00:00

(TN&MT) – Mới đây, các nhà khoa học của hội đồng NASA cho biết mực nước biển trên toàn thế giới đã tăng trung bình gần 8cm từ năm 1992 do sự nóng lên và...

(TN&MT) – Mới đây, các nhà khoa học của hội đồng NASA cho biết mực nước biển trên toàn thế giới đã tăng trung bình gần 8cm từ năm 1992 do sự nóng lên và tan chảy của các tảng băng.
 
Trong năm 2013 hội đồng Liên Hợp Quốc dự đoán mực nước biển sẽ tăng từ 0,3-0,9 mét vào cuối thế kỷ này. Nhà địa vật lý của Đại học Colorado, Steve Nerem cho biết nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng mực nước biển có thể sẽ dâng cao vào cuối thế kỷ này.
 
Nerem nói: “So với 50 năm trước đây, mực nước biển đã tăng nhanh hơn và tình trạng đó có thể trở nên tồi tệ hơn”.
 
Những thay đổi này không nhất quán. Theo một phân tích dữ liệu vệ tinh kéo dài 23 năm thì ở một số khu vực, mực nước biển dâng cao hơn 25cm. Trong khi đó, ở những khu vực khác, chẳng hạn như dọc theo bờ biển phía tây nước Mỹ, mực nước biển lại hạ thấp.
 
Các nhà khoa học cho rằng dòng hải lưu và chu kỳ tự nhiên đang tạm thời bù đắp sự gia tăng mực nước biển ở Thái Bình Dương, và bờ biển phía Tây Mỹ có thể hứng chịu sự gia tăng mực nước biển một cách đáng kể trong vòng 20 năm tới.
 
Nhà khoa học của NASA, Tom Wagner nhấn mạnh: "Mọi người cần hiểu rằng hành tinh này không chỉ đang thay đổi, mà sự thực thì nó đã thay đổi".
 
"Nếu bạn dự định xây dựng cơ sở hạ tầng lớn như nhà máy xử lý nước hay nhà máy điện ở một vùng ven biển thì bây giờ bạn phải sử dụng dữ liệu để ước tính những tác động trong vòng 100 năm tới", Wagner nói.
 
Các nhà khoa học cho rằng dòng hải lưu và chu kỳ tự nhiên đang tạm thời bù đắp sự gia tăng mực nước biển ở Thái Bình Dương. Ảnh: Ray Collins / Barcroft Truyền thông
Các nhà khoa học cho rằng dòng hải lưu và chu kỳ tự nhiên đang tạm thời bù đắp sự gia tăng mực nước biển ở Thái Bình Dương. Ảnh: Ray Collins / Barcroft Truyền thông
 
Michael Freilich, Giám đốc Bộ phận khoa học Trái Đất của NASA cho biết vùng trũng thấp như Florida là vùng đặc biệt dễ bị tổn thương.
 
Ông Feilich nói: "Thậm chí ngày nay, thủy triều lên cao vào mùa xuân gây ngập đường phố trong các khu vực ở Miami mà vài thập kỷ trước đây không xảy ra thường xuyên”.
 
Ông cũng cho biết hơn 150 triệu người, chủ yếu ở châu Á sống ở các khu vực có độ cao hơn mực nước biển trong vòng một mét.
 
Yếu tố không chắc chắn nhất trong việc dự báo mực nước biển dâng đang xác định những tảng băng vùng cực sẽ tan chảy nhanh chóng ra sao trong sự ứng phó với nhiệt độ toàn cầu nóng lên.
 
Ông Eric Rignot, một nhà nghiên cứu về sông băng (glaciologist) tại Đại học California, Irvine cho biết: “Những thay đổi lớn hiện đang diễn ra trên các phiến băng. Sẽ phải mất hàng vài thế kỷ để đảo ngược xu hướng của dải băng."
 
Theo các nhà khoa học, ba nguyên nhân khiến mực nước biển dâng cao là nước biển ngày càng ấm lên, các tảng băng Bắc Cực đang biến mất dần và sự tan chảy của các núi băng.
 
Mai Đan
Theo Guardian
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mực nước biển toàn cầu đã tăng 8cm kể từ năm 1992
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO