Ông Đoàn Văn Chì, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Điện Biên, cho biết: Trước thực trạng của dịch bệnh hiện theo tinh thần Nghị quyết 84 của Thủ tướng Chính phủ, về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh... trong bối cảnh đại dịch Covid -19. Trước mắt, tỉnh Điện Biên đang thực hiện một số chính sách tỉnh ưu đãi, hỗ trợ cho ngành du như: Chính sách hỗ trợ giảm giá tiền điện, chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ người lao động bị mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19... Hiện nay, Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch đang hướng dẫn cho các cơ sở, doanh nghiệp, kinh doanh du lịch hoàn thiện các thủ tục để được hưởng các chính sách hỗ trợ của tỉnh.
Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của tỉnh thì Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch chuẩn bị tốt các điều kiện nhằm khôi phục hoạt động kinh doanh ngay khi dịch bệnh được kiểm soát như: nghiên cứu, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác; Tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cho người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp; Tổ chức các lớp tập huấn tại Mường Nhé và Tủa Chùa cho các cá nhân và tổ chức về bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ Môi trường để khai thác thế mạnh về du lịch cộng đồng. Vận động, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp du lịch tích cực hưởng ứng tham gia các chương trình kích cầu du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Hiệp hội du lịch Việt Nam, nhóm hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng triển khai nhằm phục hồi thị trường.
Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ được xếp hạng là di tích đặc biệt quốc gia, là một trong những địa chỉ đỏ của ngành du lịch Điện Biên. Ảnh chụp: Lán dừng chân trên đường vào Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng. |
Ngoài những chính sách hỗ trợ thì công tác phòng chống dịch Covid -19, nhằm đưa ngành du lịch Điện Biên đón khách trở lại ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt.
Hiện, ngành du lịch Điện Biên cũng đã đưa ra một số biện pháp hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa nâng cao các biện pháp chống dịch Covid -19 vừa đón các đoàn du khách trở lại Điện Biên, như việc tuyên truyền bằng hình ảnh hướng dẫn khách du lịch cách phòng dịch. Đặc biệt đối với khách là người nước ngoài.
Tất cả các nhân viên tại cơ sở tham gia hoạt động du lịch, theo tua, theo đoàn, hướng dẫn viên du lịch không quá số lượng 5 người và đảm bảo khoảng cách cần thiết. Bản thân hướng dẫn viên, người dẫn đoàn phải thực hiện đúng yêu cầu 5K của Bộ Y tế, đồng thời hướng dẫn khách du lịch thực hiện theo.
Yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp chuẩn bị các vật tư cần thiết phục vụ công tác phòng chống dịch như: nước rửa tay khử trùng cho khách hàng, phun thuốc khử trùng tại đơn vị, không tổ chức các sự kiện, hoạt động tập trung đông người...
Đồng thời khai báo y tế điện tử thông qua mã QRcode... để cập nhật thường xuyên về tình hình của du khách cũng như công tác phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; Cập nhật hàng ngày tình hình khách du lịch để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền đảm bảo kịp thời, chính xác trên trang Web và các trang mạng xã hội; Thiết nhập nhóm trao đổi thông tin qua hệ thống Zalo, Email, số điện thoại nóng đường dây nóng.
Được biết, trong năm qua không riêng gì Điện Biên, ngành du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất bởi đại dịch Covid -19. Nhìn lại năm 2020, tác động của đại dịch Covid-19 tới ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch tỉnh Điện Biên nói riêng được thể hiện rõ qua các con số thống kê về du lịch trong năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021.
Theo thống kê của ngành du lịch tỉnh này năm 2020, tổng lượng khách trong năm có 351.000 lượt, đạt 38% so với kế hoạch. Trong khi đó, mục tiêu kế hoạch của ngành du lịch địa phường này đề ra năm 2020 là 910.000 lượt, giảm 2,4 lần so với năm 2019; trong đó khách quốc tế chỉ đạt 16.800 lượt, đạt 8% so với kế hoạch năm (mục tiêu kế hoạch năm đạt 210.000 lượt), giảm 10,9 lần so với năm 2019.
Tổng thu từ hoạt động du lịch của Điện Biên trong năm 2020 là 575 tỷ đồng, đạt 38,3% so với kế hoạch năm (mục tiêu kế hoạch năm đạt 1.500 tỷ đồng), giảm 2,4 lần so với năm 2019.
Số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch giảm mạnh còn khoảng 5.000 lao động trong đó có khoảng 2.000 lao động trực tiếp và 3.000 lao động gián tiếp.
Ngoài những di tích Chiến trường Điện Biên Phủ thì chuỗi hang động của Điện Biên cũng đang thu hút nhiều du khách nước ngoài trong những năm qua. Ảnh chụp hang động ở Tuần Giáo |
Ông Chì, cho biết thêm: Để hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn, giúp du lịch vượt qua khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19, trong thời gian tới ngành sẽ tiếp tục đề xuất với các cấp có thẩm quyền một số chính sách hỗ trợ phù hợp như: Miễn, giảm thuế VAT, miễn, giảm tiền thuế đất, tiền thuê đất, chậm nộp tiền thuyê đất; miễn, giảm giá vé các điểm tham quan cho một số đối tượng khách du lịch, giãn nợ và giảm lãi suất vay ngân hàng (lãi suất tiền vay = lãi suất tiền gửi); giảm tiền điện, nước (giá điện, nước kinh doanh = giá điện, nước sản xuất, sinh hoạt)…
Tham mưu trình UBND tỉnh công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực du lịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên. Trong đó có nội dung về giảm mức thu phí, lệ phí thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư số 112/2020/TT-BTC, ngày 29/12/2020 của Bộ Tài chính quy định quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. – Ông Chì nói.
Được biết, ngoài những biện pháp ngăn chặn đại dịch Covid -19 và ban hành một số chính sách “ngắn hạn” nhằm kích cầu ngành du lịch thì tỉnh Điện Biên cũng đang triển khai một loạt chính sách về đất đai mang tính dài hơi, chiến lược nhằm mở rộng kết cấu hạ tầng giao thông, kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ cho ngành du lịch Điện Biên theo hướng chuyên biệt hóa, biến ngành du lịch địa phương này trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Điện Biên.
Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, cho biết: Điện Biên xác định nguồn tài nguyên đất là một trong những tiềm năng của tỉnh, thế mạnh của tỉnh để thu hút các nhà đầu tư và tạo ra dự án phục cho cho việc phát triển kinh tế của địa phương.
Hiện nay, chúng tôi để dành khoảng gần 500ha đất để phục vụ cho các dự án lớn của tỉnh. Trong đó có Dự án nâng cấp mở rộng Cảng hàng không Điện Biên; dự án tổ hợp sân golf, khách sạn, nhà ở thương mại và trung tâm mua sắm; dự án khu hành chính công của tỉnh... và rất còn rất nhiều những dự án vừa và nhỏ khác. Ngoài quỹ đất dồi dào thì Điện Biên còn phải có một số chủ trường, chính sách thu hút kêu gọi các nhà đầu tư. Và tất cả các dự án đó... đều không nằm ngoài mục tiêu phát triển ngành kinh tế du lịch của Điện Biên.
|