Một phụ nữ dọn rác bên bờ biển tại đảo Tioman, Pahang, Malaysia vào ngày 13/9/2020. Ảnh: Reuters |
Tuy vậy, thay vì đốt hoặc để vào thùng rác, rác thải nhựa đang được tái chế thành các hạt nhựa để có thể sử dụng trong sản xuất nhiều loại sản phẩm từ phụ tùng ô tô đến đồ gia dụng và nội thất.
Sydney Steenland, người sáng lập Dự án Sea Monkey, một nhóm phi chính phủ tham gia tái chế rác thải nhựa đại dương cho biết: “Ngày nay mọi thứ đều được đóng gói bằng nhựa nên nó rất cứng”.
Mặc dù sáng kiến này giúp làm sạch môi trường và tái chế rác thải nhựa nhưng Steenland thừa nhận “sẽ không bao giờ thực sự chấm dứt được cuộc chiến rác thải nhựa nếu mọi người không dừng sử dụng đồ nhựa”.
Heng Hiap, có trụ sở tại bang Johor, miền Nam Malaysia, là một trong số những công ty hợp tác với các nhà môi trường để thu gom và loại bỏ rác thải nhựa trong vùng biển của đất nước. Seah Kian Hoe, người sáng lập công ty cho biết: “Ô nhiễm biển đang trở thành một vấn nạn và chúng tôi quyết định tập trung vào vật liệu nhựa gắn với đại dương”.
Các sản phẩm nhựa tái chế của Heng Hiap được bán cho các công ty như Kian, một nhà sản xuất đồ nội thất. Irene Lim, Giám đốc thương hiệu đồ nội thất Kian cho biết: “Mỗi chiếc ghế được sản xuất từ các thành phần tái chế của thùng rác”.
Theo báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) được công bố vào đầu năm nay, trong số 6 quốc gia châu Á, Malaysia là một trong những quốc gia tiêu thụ bao bì nhựa lớn nhất, với khoảng 16 kg một người trong một năm.
Theo báo cáo này, ước tính khoảng 60% trong số 8 triệu tấn rác thải nhựa đổ vào các đại dương mỗi năm đến từ Malaysia, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.